Giữa thế kỷ 19, các bác sĩ vẫn không hề rửa tay trước khi bước vào ca mổ, từ mổ bắt con, tới mổ khám nghiệm tử thi. Vậy rửa tay có ý nghĩa gì?
Trong cuộc họp hôm 2/3, lời kêu gọi hát bài Chúc mừng Sinh nhật trong lúc rửa tay bảo vệ bản thân và cộng đồng giữa đại dịch Covid-19 của Thủ tướng Anh Boris Johnson khiến mọi người ngạc nhiên.
Quy định mới về thói quen rửa tay hàng ngày, một trong số ít biện pháp mà tất cả mọi người đều có thể thực hiện để chống lại Covid-19, đang được chia sẻ ngày một rộng rãi trên các diễn đàn trực tuyến.
Brandon Flowers, thủ lĩnh ban nhạc rock Mỹ, đăng video chính mình nhún nhảy theo giai điệu bản hit Mr Brightside trong lúc rửa tay bằng xà phòng, trên kênh có hơn 4 triệu người theo dõi. Juhi Dench và Gyles Brandreth đăng tải đoạn video cả hai đọc bài thơ “The Owl and Pussycat” (Cú và Mèo) với đôi bàn tay đầy bọt xà phòng.
Sự xuất hiện dày đặc các hướng dẫn rửa tay đúng cách còn gây ngạc nhiên hơn với Nancy Tomes, giáo sư lịch sử nổi tiếng tại Đại học Stony Brook, New York.
Bác sĩ Ignaz Semmelweis rửa tay trong nước vôi clo hóa trước khi làm việc. Ảnh: Bettmann |
“Là một nhà sử học chuyên nghiên cứu về những đại dịch tương tự và giờ chính mình trải qua đại dịch Covid-19, tôi có cảm giác mình là một hành khách trên tàu Titanic, một lần nữa được xem lại các thước phim”, Nancy so sánh. “Tôi như đang trở về thế kỷ 20, khi các bệnh truyền nhiễm như lao, đậu mùa là nguyên nhân tử vong số một, và sự xuất hiện của khoa học mầm bệnh đã dẫn đến nỗi ám ảnh hàng loạt đầu tiên về vệ sinh tay sạch sẽ”.
Trong nền văn hóa Hồi giáo, Do Thái và một số nền văn hóa khác, các nghi thức rửa tay tôn giáo đã tồn tại từ hàng ngàn năm. Giới y học chỉ phát hiện bệnh tật lây lan qua bàn tay cách đây 130 năm. Song, hiểu biết rằng rửa tay có thể cứu mạng con người đã được phát hiện trước đó 50 năm, năm 1848.
“Nếu ai đó được trao danh hiệu cha đẻ của hành động rửa tay thì người đó chính là Ignaz Semmelweis”, Miryam Wahrman, giáo sư sinh học, Đại học William Paterson, bang New Jersey, tác giả cuốn sách The Hand Book: Surviving in a Germ-Filled World (Cuốn sách về Bàn tay: Sống sót trong thế giới đầy vi khuẩn) nói.
Ignaz Semmelweis, người Hungary, bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Vienna, là một trong những nhà khoa học hàng đầu nghiên cứu về thuốc. Khi chứng kiến số trường hợp sản phụ tử vong do sốt sản tại một khoa sản do các bác sĩ đứng đầu cao hơn đáng kể so với phòng khám của các nữ hộ sinh, Ignaz quyết đi tìm lý do.
Lúc này, vi trùng vẫn chưa được khoa học phát hiện. Những năm 1840, người ta vẫn tin bệnh tật được lây truyền qua khí độc – những mùi hôi trong không khí – phát ra từ các xác chết thối rữa, nước thải hoặc thảm thực vật. Thời kỳ Victoria (1837-1901), người dân đóng chặt cửa hàng ngày để “khí độc” không bay vào nhà.
Các học viên bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Vienna thường thực hành tại các phòng xác, khám nghiệm tử thi, rồi ngay sau đó di chuyển tới khoa sản để đỡ đẻ, mà không hề rửa tay.
Một lần, một trong số những học viên bác sĩ vô tình bị dao mổ cắt vào tay khi đang mổ bắt con cho một sản phụ, qua đời sau đó, với các triệu chứng tương tự các sản phụ qua đời vì sốt sản. Ignaz đặt ra giả thuyết các “hạt xác chết” là nguyên nhân dẫn tới cái chết của cả hai. Các hạt này dính trên tay bác sĩ, sau đó xâm nhập vào cơ thể sản phụ trong quá trình sinh con.
Để kiểm tra lý thuyết của mình, ông đã ra lệnh cho các bác sĩ rửa tay và dụng cụ phẫu thuật bằng dung dịch clo, với hy vọng clo tẩy được mùi gây chết người từ các “hạt xác chết”.
Trước thí nghiệm của Ignaz, tỷ lệ tử vong của sản phụ sau sinh là 18%. Sau khi các bác sĩ được yêu cầu rửa tay sau mỗi lần khám nghiệm tử thi, tỷ lệ tử vong giảm xuống chỉ còn 1%.
Dù đạt kết quả khả quan, ý tưởng của ông bị nhiều người phản đối, nhận kết cục bi thảm. Ông bị đuổi việc, quãng thời gian sau đó được cho là suy sụp tinh thần. Ông qua đời trong viện tâm thần.
“Một bác sĩ vĩ đại đã ra đi ở tuổi 47”, Miryam xúc động.
“Một phần vấn đề nằm ở chỗ, mọi người không có quan niệm bản thân họ là ‘những đĩa petri di động’ (đĩa đựng vi khuẩn trong thí nghiệm sinh học). Các bác sĩ cảm thấy bị xúc phạm với ý tưởng họ có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng”, Nancy nói. “Phần lớn các bác sĩ tại bệnh viện Vienna trong thời gian đó thuộc tẩng lớp trung lưu, thượng lưu, họ nghĩ rằng bản thân là những người rất sạch sẽ so với những người lao động nghèo. Ignaz đã xúc phạm các bác sĩ khi nói có thể đôi bàn tay họ bẩn”.
Trong 40 năm tiếp theo, hiểu biết về vi trùng được mở rộng, thái độ người dân về việc an toàn vệ sinh cũng dần thay đổi. Năm 1857, trong khi sức khỏe tâm thần của Ignaz ngày càng xấu đi, Louis Pasteur với phát hiện về phương pháp thanh trùng, đã giúp nâng cao nhận thức về mầm bệnh, và cách tiêu diệt mầm bệnh bằng nhiệt độ cao. Năm 1876, nhà khoa học người Đức Robert Koch phát hiện ra trực khuẩn bệnh than, khơi mào lĩnh vực nghiên cứu về vi khuẩn học, nhờ đó trực khuẩn gây các bệnh như tả, lao, bạch hầu, thương hàn được xác định.
Các bác sĩ phẫu thuật bắt đầu rửa tay một cách nghiêm túc. Nancy nói “Khi bạn rạch da của ai đó – lớp da bảo vệ của mỗi người – bạn phải có biện pháp phòng ngừa thật cẩn thận”. Bác sĩ phẫu thuật người Anh Joseph Lister đã đi tiên phong trong phẫu thuật sát trùng, trong đó có rửa tay.
“Vào những năm 1890, đầu 1900, rửa tay không còn là thói quen riêng của các bác sĩ, mà mọi người dân đều được nhắc nhở thực hiện”, Nancy nói.
Florence Nightingale là người giúp phổ biến hóa việc rửa tay trong sinh hoạt hàng ngày. Dù vẫn hoạt động theo thuyết khí độc (miasma theory), một cách trực giác, bà vẫn cải thiện vệ sinh tại các bệnh viện quân đội trong chiến tranh Crimea (1853 – 1856). “Florence đã tạo được sức ảnh hưởng, biến việc giữ gìn nhà ở sạch sẽ thành mục tiêu mà một người vợ, người mẹ tốt cần tạo thói quen trong mỗi gia đình”.
Đầu thế kỷ 20, những chiến dịch y tế cộng đồng phổ biến đầu tiên được triển khai để đối phó với bệnh lao. “Robert chỉ ra lao không phải căn bệnh di truyền, mà là bệnh truyền nhiễm”, Nancy nói.
“Phong trào chống lao đã nhắm vào cả người lớn và lứa tuổi học sinh. Trẻ em đến trường được dạy các quy tắc về việc giữ gìn cơ thể, môi trường sống sạch sẽ, rửa tay hàng ngày.
Giới chức y tế khuyến cáo người dân rửa tay để phòng ngừa Covid-19. Ảnh: Time |
“Khi hiểu rằng miệng, da, tóc chứa vi trùng, nhiều người bắt đầu sợ hãi khi bắt tay, hay hôn nhau”. Nỗi sợ về vi trùng còn khiến đàn ông cạo râu, thực phẩm được gói vào túi riêng trong mua bán. Song, tâm lý quan trọng hóa an toàn vệ sinh không kéo dài lâu.
Sự kết hợp giữa tuyên truyền y tế cộng đồng và phát triển của văc-xin, thuốc kháng sinh đầu thế kỷ 20 khiến tỷ lệ tử vong vì các bệnh do vi khuẩn gây ra giảm đáng kể. “Việc quan trọng hóa sự sạch sẽ cũng theo đó dần giảm đi”, Nancy nói. “Tôi cho rằng sau thế chiến thứ hai, chăm sóc sức khỏe và cuộc sống hàng ngày trở nên lỏng lẻo hơn”.
Các bệnh lây qua đường tình dục bắt đầu tăng trở lại vào những năm 1970. “Mọi người bắt đầu nhận ra họ sẽ lại mắc các bệnh do vi trùng gây ra nếu không cẩn thận”, bà nói. “Sự quan tâm đặc biệt tới vấn đề vệ sinh cá nhân lại nổi lên một lần nữa khi HIV, virus hoàn toàn mới, gây chết người gây ra, xuất hiện vào những năm 1980. HIV lây truyền qua đường máu, tinh dịch, dịch âm đạo và sữa mẹ, vì vậy vệ sinh tay không phải là một yếu tố quyết định trong phòng ngừa. Siêu vi khuẩn ở các bệnh viện trở thành mối lo, các loại virus xuất hiện khá thường xuyên, các bệnh do vi khuẩn cũng ngày càng dễ tái phát do tình trạng kháng kháng sinh.
Trước khi dịch Covid-19 xuất hiện, việc rửa tay trên thực tế ở một tỷ lệ thấp đáng lo ngại. Trong cuốn sách của mình, Miryam trích dẫn nghiên cứu được thực hiện với các sinh viên đại học năm 2009, công bố trên tạp chí American Journal of Infection Control. “Tỷ lệ của nữ giới và nam giới sau khi đi tiểu lần lượt là 69% và 43%, sau khi đại tiện: 84% và 78%, trước khi ăn – thời điểm quan trọng cần rửa tay: 7% và 10%”.
Một nghiên cứu thực hiện tại một bệnh viện giảng dạy ở Đại học bang East Tennessee năm 2007 chỉ ra chỉ 54% nhân viên y tế tuân thủ rửa tay trong quá trình chăm sóc bệnh nhân tại các khoa chăm sóc đặc biệt (ICU), tỷ lệ này tại khoa nhi là 90%. Sau khi được can thiệp và huấn luyện, tỷ lệ rửa tay khi chăm sóc cho người lớn được nâng lên 81%.
“Chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng việc tuyên truyền rộng rãi việc rửa tay giữa đại dịch Covid-19 cũng sẽ chứng kiến sự gia tăng tương tự, hoặc thậm chí cao hơn trong cộng đồng”, Miryam nói.
Khi một đại dịch mới bùng phát, rửa tay có lẽ là điều tất cả chúng ta có thể làm. “Bạn chưa có thuốc, bạn cũng chưa có vaccine. Đó là lý do chúng tôi tập trung vào các phương pháp phi dược phẩm dễ dàng thực hiện”, Petra Klepac, phó giáo sư về mô hình bệnh truyền nhiễm, Đại học Vệ sinh và Bệnh Nhiệt đới London, nói.
Chọn xà phòng rửa tay cũng quan trọng như việc rửa tay vậy:
- Chúng ta nên chọn các sản phẩm xà phòng có tính diệt khuẩn, an toàn, có pH5.5 bảo vệ làn da, được chứng nhận da liễu và kiểm nghiệm lâm sàn.
- Thanh kháng khuẩn Sebamed có tác dụng diệt khuẩn trong vòng 20 giây rửa tay. Giúp phòng chống dịch bệnh Corona cho cả gia đình bạn.
- Thanh làm sạch kháng khuẩn Sebamed pH5.5 dành cho da nhạy cảm, da chàm viêm da cơ địa. Công thức nhẹ với Panthenol giúp tái tạo da, Vitamin E làm mềm da.
- 100% không xà phòng và kiềm.
Nguồn: vnexpress.net
Leave A Comment
You must be logged in to post a comment.