Làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài lẫn bên trong. Do đó, các bệnh lý về da ở trẻ trong những tháng đầu đời khá phổ biến, khiến không ít bậc cha mẹ lo lắng. Việc hiểu rõ các bệnh về da ở trẻ sơ sinh thường gặp sẽ giúp cha mẹ chủ động nhận biết, xử lý kịp thời và bảo vệ làn da non nớt của con yêu một cách hiệu quả.

Hăm da

Những nốt đỏ thường xuất hiện ở những nếp gấp da của bé, đặc biệt là ở cố, thường xảy ra với những bé mũm mĩm dưới 6 tháng tuổi.

Biểu hiện: Các dát màu đỏ tươi, bóng, có vảy. Có thể bé không bị ảnh hưởng hoặc nó có thể gây ra một số cơn đau; tùy thuộc vào sự cọ xát ở khu vực da bị hăm.

Nguyên nhân: Khu vực da được đóng tã ở bé thường là địa điểm ấm và ẩm ướt; dễ dàng cho vi khuẩn gây bệnh phát triển; nước tiểu cũng là nguyên nhân gây ra những vết hăm này.

Cách phòng tránh: Nên rửa sạch bên trong nếp gấp da của bé với nước và bôi thuốc mỡ hoặc kem có chứa oxit kẽm lên vùng da bị hăm; thay tã cho bé thường xuyên.

ham ta - 1

Hăm da rất thường gặp ở trẻ

Nổi rôm sảy

Rôm sảy là một loại viêm da thường gặp vào mùa hè khi khí trời oi bức. Nó xuất hiện ở những chỗ hay ra mồ hôi như đầu; mặt; ngực, xương sống lưng. Da bé nhạy cảm và dễ bị tổn thương do những tác động bên ngoài.

Biểu hiện: Nốt mụn nước nhỏ màu đỏ.

Nguyên nhân: Do làn da của bé không thể điều chỉnh nhiệt tốt, bé tiếp xúc với thời tiết nóng; ẩm; nhiệt độ cao hơn thân nhiệt của bé; bận quần áo chật cũng có thể gây nổi rôm.

Cách phòng tránh: Tránh để bé tiếp xúc với nhiệt độ cao; bận quần áo thoáng mát; rộng rãi cho bé.

312 - 2

Nổi rôm sảy là bệnh về da ở trẻ sơ sinh dễ gặp

Viêm da tiết bã

Có thể xuất hiện trên da đầu và lông mày, sau tai, cổ, má và ngực. Phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Thường tự khỏi sau một thời gian ngắn, dân gian vẫn thường gọi là “cứt trâu” ở trẻ em.

Biểu hiện: Do viêm da tiết bã nhờn, trên da đầu và lông mày bé sẽ xuất hiện những mảng dày, vàng hay khô cứng. Đằng sau tai có thể nhìn thấy vết nứt và có vảy, trên ngực và cổ có thể có nhọt mọc trên da, và trên má có thể có vết màu đỏ và sần sùi. Điều này hoàn toàn bình thường đối với trẻ sơ sinh.

Cách phòng tránh: Biện pháp khắc phục truyền thống là dùng một ít dầu ô liu hoặc dầu em bé chà xát trên da đầu của bé để nới lỏng các mảng da; sau đó nhẹ nhàng lấy ra. Nên rửa da đầu, sau tai và bất kỳ điểm khác với lượng nhỏ dầu gội đầu trị gàu.

eee - 3

Viêm da tiết bã thường gặp ở trẻ 0-3 tháng tuổi

Bệnh chàm

Bệnh chàm (eczema) có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trên cơ thể của bé bắt đầu từ khoảng tháng thứ 3, 4. Bệnh này thường không xuất hiện trong khu vực bận tã. Có đến 20% các em bé sẽ phát triển phát ban rất ngứa.

Biểu hiện: Trường hợp nhẹ, chàm xuất hiện ở những vùng khô ráo, loang lỗ trên da. Trường hợp xấu là làm da chuyển sang màu đỏ, rỉ mủ và đóng vảy.

Nguyên nhân: Thời tiết nóng có thể gây ra đổ mồ hôi, kích thích da, thời tiết lạnh có thể làm khô. Xà phòng và quần áo, đặc biệt là len, cũng có thể là nguyên nhân gây ra chàm.

Cách phòng tránh: Rửa sạch da với một chất tẩy rửa nhẹ nhàng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ da liễu và sau đó sử dụng kem dưỡng ẩm lên da ẩm hai lần một ngày. Đối với trường hợp nghiêm trọng hơn, hỏi ý bác sĩ về việc dùng thuốc mỡ steroid, giảm viêm.

Viêm da

Viêm da là tình trạng da bị kích ứng, đỏ, sưng hoặc bong tróc do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trẻ sơ sinh có làn da mỏng, nhạy cảm nên rất dễ bị viêm da, đặc biệt trong những tuần đầu sau sinh.

Biểu hiện: Bị mẩn đỏ và ngứa ở vùng da bị vi khuẩn tấn công.

Nguyên nhân: Do xà phòng hay xà bông giặt quần áo gây ra phát ban trên khắp cơ thể bé. Nếu bị ở ngực và tay thì có thể do áo giặt chưa sạch. Ở chân có thể do thảm lót sàn.

io - 4

Viêm da là bệnh về da ở trẻ sơ sinh thường gặp

Cách phòng tránh: Nếu vùng da tổn thương bị khô, nên bôi kem dưỡng ẩm. Chỉ cần loại bỏ các kích hoạt (không dùng thảm, giặt giũ sạch sẽ, dùng xà phòng và chất tẩy rửa nhẹ hơn). Nếu bị ngứa nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc dùng loại thuốc bôi có chứa Hydrocortisone hoặc thuốc kháng histamine.

Chốc lở

Chốc lở là một dạng nhiễm trùng da do vi khuẩn, phổ biến nhất là tụ cầu khuẩn (Staphylococcus aureus) hoặc liên cầu khuẩn (Streptococcus). Bệnh dễ lây lan và thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh có làn da mỏng manh và hệ miễn dịch còn yếu.

Biểu hiện: Xuất hiện mụn nước hoặc mụn mủ trên mặt, quanh miệng, tay, chân hoặc mông. Mụn nhanh chóng vỡ ra, tạo thành vết trợt đỏ rồi đóng vảy màu vàng mật ong. Trẻ có thể bị sốt nhẹ, quấy khóc, và có cảm giác ngứa, đau ở vùng da tổn thương.

Nguyên nhân: Do vi khuẩn xâm nhập vào da qua vết trầy xước, muỗi đốt, hoặc các bệnh da liễu khác như chàm. Vệ sinh da không sạch sẽ, đặc biệt trong môi trường nóng ẩm. Dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị nhiễm bệnh.

Cách phòng tránh: Rửa sạch vết thương hàng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn nhẹ. Bôi thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp nặng có thể cần dùng kháng sinh đường uống. Không nên tự ý dùng thuốc bôi có chứa corticoid, vì có thể khiến bệnh nặng hơn.

Cách phòng các bệnh về da ở trẻ sơ sinh

Dưới đây là cách phòng ngừa các bệnh về da ở trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn mà ba mẹ nên lưu ý:

  • Tắm bé hàng ngày bằng sữa tắm dịu nhẹ, lau khô kỹ sau khi tắm, nhất là các nếp gấp.
  • Mặc quần áo thoáng mát, ưu tiên chất liệu cotton, mềm, thấm hút tốt. Tránh mặc quá chật hoặc quá nhiều lớp.
  • Thay tã thường xuyên ngay sau khi bé đi vệ sinh. Vệ sinh vùng tã sạch sẽ, dùng kem chống hăm nếu cần.
  • Tránh để bé quá nóng, giữ phòng mát, thoáng khí. Lau mồ hôi thường xuyên.
  • Hạn chế tiếp xúc với chất gây kích ứng, không dùng nước hoa, phấn rôm, khăn ướt có mùi. Tránh để bé gần người có bệnh ngoài da.
  • Dùng kem dưỡng không mùi cho da bé. Phát hiện sớm dấu hiệu bất thường và đưa bé đi khám.

Các bệnh về da ở trẻ sơ sinh rất dễ mắc phải vì làn da còn non nớt và sức đề kháng yếu. Vì vậy, cha mẹ cần quan sát kỹ các biểu hiện bất thường trên da bé, giữ vệ sinh sạch sẽ và chăm sóc đúng cách. Nếu tình trạng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, nên đưa trẻ đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, giúp bảo vệ làn da và sức khỏe của bé một cách tốt nhất.

Xem thêm: