Chàm sữa là một trong những bệnh da liễu phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt trong những năm đầu đời. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng chàm sữa gây ra nhiều phiền toái như ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt của trẻ. Việc hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh và áp dụng cách điều trị phù hợp sẽ giúp cha mẹ chăm sóc làn da bé tốt hơn, giảm nguy cơ tái phát và hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh chóng.
Bệnh chàm sữa là bệnh gì?
Chàm sữa (hay còn gọi là lác sữa) là một dạng viêm da cơ địa thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt trong độ tuổi từ 2 tháng đến 2 tuổi. Bệnh không lây nhiễm nhưng dễ tái phát và gây nhiều khó chịu cho trẻ. Khoảng 20% các trẻ mắc phải căn bệnh này.
Chàm sữa thường xuất hiện ở vùng má, trán, cằm, sau đó có thể lan xuống tay chân hoặc toàn thân. Trẻ mắc chàm sữa có biểu hiện da đỏ, khô, nổi mụn nước li ti, có thể rỉ dịch, đóng mài và rất ngứa khiến trẻ hay gãi, quấy khóc. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do cơ địa dị ứng, di truyền từ cha mẹ hoặc do tiếp xúc với các yếu tố kích ứng như sữa, thức ăn, bụi bẩn, xà phòng, thời tiết thay đổi…
Chàm sữa là bệnh lành tính và thường giảm dần khi trẻ lớn lên, nhất là sau 2 tuổi. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc da đúng cách, bệnh dễ tái đi tái lại, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của trẻ.

Chàm sữa ở trẻ
Phân loại chàm sữa
Chàm sữa ở trẻ em được phân thành 3 loại sau đây:
Chàm sữa cấp tính: Khi mắc bệnh chàm sữa cấp tính, trẻ có các triệu chứng như nổi mụn nước, bóng nước, xuất hiện ban màu hồng trên 1 vùng da, sau vài ngày có thể xuất hiện tình trạng rỉ dịch, đóng vảy kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Chàm sữa mạn tính: Da trẻ kết thành các mảng dày khô ráp, tróc vảy, xuất hiện nhiều rãnh ngang dọc, da đổi sắc tố sau khi viêm khiến trẻ vô cùng ngứa rát thậm chí còn rỉ máu, thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng máu.
Chàm sữa bán cấp: Là loại nằm ở giai đoạn chuyển tiếp giữa bệnh chàm sữa cấp tính và mạn tính.
Bệnh chàm sữa nếu không kịp thời nhận biết và điều trị, bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu biến chứng như viêm da mụn mủ dạng thủy đậu, chàm bị chốc hóa. Chàm dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác, nếu nắm được các triệu chứng của các bệnh này thì không khó để mẹ sớm phát hiện. Cụ thể:
- Mề đay mặt: Nổi sẩn đỏ rải rác, không đối xứng
- Chốc lây: Da nổi mụn nước, bóng nước, chỉ sau vài ngày sẽ nhanh chóng thành mụn mủ, vỡ ra, khô lại, bên ngoài có lớp vảy màu vàng mật ong.
- Vảy phấn trắng: Làm giảm sắc tố da ở má, tay, thân trên khiến vùng da này có màu trắng phân biệt rõ ràng với các vùng da khác.
Triệu chứng chàm sữa ở trẻ
Chàm sữa hay gặp ở trẻ sau khi sinh khoảng 6 tháng tuổi, thường xuất hiện ở mặt, hai bên má, có thể lan ra thân mình, tứ chi. Bệnh khởi đầu là những mẩn đỏ, rồi trở thành mụn nước nhỏ li ti, đỏ, nứt da, rịn nước (một số bé có da rất khô), đóng mài và tróc vảy. Vị trí thường ở hai má, đối xứng, có thể lan cằm, da đầu, trán, nhưng không có ở mắt, mũi, miệng. Tuy nhiên, vùng tã lót và vùng nách không bị ảnh hưởng.
Khi bị bệnh, trẻ rất khó chịu, ngủ không ngon giấc, quấy khóc, bú kém. Nhiều trẻ chịu không nổi gãi liên tục hoặc chà đầu, cọ mặt vào gối cho đỡ ngứa làm mụn nước vỡ ra, da rớm máu, có khi cả một vùng da bị chảy máu.
Nguyên nhân trẻ bị chàm sữa
Theo các bác sĩ chuyên khoa, chàm sữa là một bệnh rối loạn hệ miễn dịch ở trẻ, rất khó điều trị dứt điểm. Dù chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh nhưng chàm sữa có thể xuất phát từ:
- Do cơ địa của bé dễ dị ứng hoặc do gia đình có tiền sử mắc dị ứng da, mề đay mẩn ngứa hoặc từng có người mắc bệnh hen suyễn
- Do bé bị dị ứng từ nguồn thức ăn của mẹ, thường thì nếu mẹ ăn nhiều đồ hải sản, giàu đạm, đồ tanh khiến cơ thể bé sinh ra phản ứng với các protein lạ trong nguồn sữa cũng có thể là nguyên nhân khiến bé bị chàm.
- Do các tác nhân bên ngoài như lông chó mèo, khói bụi, thời tiết, chất lượng không khí hoặc do đồ chơi, chỗ ngủ của bé không được vệ sinh kỹ từ đó gây ra bệnh chàm.
Giải pháp cho bé bị chàm sữa
Dưới đây là một số giải pháp giúp điều trị và phòng ngừa chàm sữa cho bé hiệu quả, an toàn:
Điều trị
Dưỡng ẩm đúng cách giúp phục hồi hàng rào bảo vệ da, giảm khô, ngứa và ngăn chặn các đợt bùng phát. Cha mẹ nên thoa kem dưỡng ẩm dành riêng cho da nhạy cảm hoặc da bị chàm cho bé 2–3 lần mỗi ngày, nhất là sau khi tắm.
Sử dụng thuốc bôi chứa corticoid nhẹ giúp giảm viêm, đỏ, ngứa trong giai đoạn cấp. Cần dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ, không lạm dụng. Kem bôi kháng viêm không chứa corticoid như tacrolimus, pimecrolimus thích hợp với vùng da mỏng như mặt. Kem bôi kháng sinh chỉ dùng nếu có dấu hiệu nhiễm trùng (mưng mủ, rỉ dịch, có mùi…).
Một số trường hợp nặng, bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng histamin để giảm ngứa hoặc thuốc kháng sinh nếu có bội nhiễm. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc uống, đặc biệt là thuốc chứa corticoid.
Nếu sau 5–7 ngày điều trị mà da bé không cải thiện hoặc xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để điều chỉnh phác đồ điều trị.

Điều trị và phòng ngừa bệnh chàm sữa
Phòng ngừa
Không nên cho trẻ tắm lâu trong nước xà phòng hay sữa tắm mà nên tắm bằng nước ấm để giúp đỡ ngứa. Tránh vòng luẩn quẩn ngứa – gãi – ngứa rất dễ gây nhiễm khuẩn da. Nếu tắm xà phòng cho trẻ nên loại sữa tắm vô cùng dịu nhẹ có pH trung tính hay acid nhẹ (pH= 4,5-6,5), thích hợp riêng cho da bị chàm tuyệt đối không dùng xà bông giặt đồ hoặc xà phòng có tính chất tẩy rửa mạnh.
Không mặc cho trẻ các loại quần áo bằng chất liệu len, sợi tổng hợp gây bí tắc da. Nên cho trẻ mặc những loại quần áo mềm, làm bằng chất liệu bông để tránh làm tổn thương da.
Giữ nhiệt độ môi trường xung quanh trẻ không quá nóng, quá lạnh. Thay đổi nhiệt độ quá nhanh, giữ môi trường cần thoáng mát, không quá khô. Giữ cho da trẻ luôn khô ráo, tránh để cơ thể trẻ đổ mồ hôi ẩm ướt, vì mồ hôi ẩm ướt làm tích tụ vi khuẩn. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân gây chàm da. Không nên tiêm chủng cho trẻ trong thời điểm này hoặc để trẻ tiếp xúc với những người mới vừa được tiêm chủng.
Chàm sữa là bệnh da liễu phổ biến ở trẻ nhỏ, tuy không nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của bé. Việc nhận biết sớm nguyên nhân gây bệnh và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp cải thiện tình trạng da, giảm triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa tái phát. Cha mẹ cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ trong quá trình chăm sóc và điều trị, đồng thời duy trì thói quen dưỡng da đều đặn để bảo vệ làn da mỏng manh của trẻ một cách tốt nhất.
ƯU ĐIỂM CỦA KEM BẢO VỆ DA TRẺ EM SEBAMED pH5.5:
Phục hồi hàng rào bảo vệ da, phụ huynh nên bôi nhiều lần trong ngày. Phụ huynh nên bôi lớp dày trong giai đoạn bệnh bùng phát. Khi bệnh đã thoái lui, vẫn duy trì bôi hàng ngày 1-2 lần để giúp da bé khỏe hơn, ngừa tái phát bệnh. Ưu điểm của kem dưỡng ẩm phục hồi hàng rào da là an toàn và dùng được lâu dài cho trẻ sơ sinh.
Xem thêm:
ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN
You must be logged in to post a comment.