Khi bé bị Chàm sữa, các bậc Ba mẹ sẽ thắc mắc liệu các vùng da bị bệnh Chàm sữa có liên quan đến các thức ăn hằng ngày của bé không. Việc Mẹ ăn uống rồi cho bé bú có ảnh hưởng không? Một số gợi ý đơn giản sau có thể giúp Mẹ biết được chế độ ăn lành mạnh cho bé.

Cho trẻ uống sữa mẹ hay sữa công thức

Sữa mẹ luôn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nó cung cấp cho con của bạn sự cân bằng hoàn hảo giữa chất béo, protein và các chất dinh dưỡng khác. Sữa mẹ tăng cường hệ thống miễn dịch đang phát triển của trẻ.

Bác sĩ Khoa Nhi, Cindy Gellner tại Phòng khám Cộng đồng Đại học Utah cho biết: “Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ nhận được một số hệ thống miễn dịch của mẹ, giúp tăng cường khả năng miễn dịch của chúng”. Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp cho hệ miễn dịch của trẻ bớt nhạy cảm hơn. Điều này quan trọng đối với bệnh chàm, các yếu tố gây dị ứng kích hoạt làm khởi phát bệnh Chàm da hay còn gọi là bệnh Chàm sữa ở trẻ.

Chế độ ăn ảnh hưởng tới sữa Mẹ

Một số loại thực phẩm trong chế độ ăn uống của người mẹ có thể gây ra vấn đề cho trẻ khi trẻ mắc bệnh Chàm da. Nếu đang cho con bú, các Mẹ có thể lưu ý các điều sau:

  • Các thực phẩm như: sữa bò, đậu phộng, các loại hạt, hải sản…có khả năng gây dị ứng cao. Các Mẹ nên hạn chế ăn hoặc để ý xem mình ăn các thực phẩm đó có biểu hiện dị ứng không để tráng sử dụng.
  • Các dấu hiệu cho thấy trẻ  đang có phản ứng với thứ bạn đã ăn bao gồm: phát ban, mẩn đỏ, ngứa vùng má, cổ,… và nổi mề đay. Nếu thấy các dấu hiệu trên hãy suy nghĩ xem mình đã ăn gì trước đó và không sử dụng lại nữa, để tránh gây dị ứng cho trẻ

Công thức nào tốt nhất cho trẻ bú bình khi bé bị chàm

Gellner cho biết: “Tất cả trẻ sơ sinh sẽ bắt đầu dùng sữa công thức. “Nếu em bé bị chàm da nhiều và nó thực sự có vấn đề, thì chúng tôi sẽ thử chuyển chúng sang sữa công thức được làm bằng protein thủy phân.” Thủy phân có nghĩa là các protein trong sữa đã được chia nhỏ, vì đã được chia nhỏ nên chúng ít có khả năng gây ra phản ứng dị ứng hơn.

Cho ăn dặm đúng độ tuổi khi bé bị chàm

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết các Mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở đi là tốt nhất. Vì lúc này cơ quan tiêu hóa của trẻ đã hoàn thiện hơn. Tốc độ tăng trưởng của bé phát triển nhanh và sữa Mẹ bắt đầu loãng và ít dần đi. Nên trẻ cần nguồn dinh dưỡng phong phú hơn từ ăn dặm.

Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm

Cho trẻ ăn dặm quá sớm từ 3-4 tháng tuổi tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ như:

  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn thiện, chưa thích nghi được với một số loại thức ăn
  • Khi ăn dặm trẻ sẽ bú ít đi, sẽ dẫn đến thiếu hụt chất đề kháng và các dinh dưỡng trong sữa Mẹ
  • Trẻ bú ít sẽ gây tăng nguy mang thai sớm hơn cho Mẹ sau sinh
  • Thức ăn không đảm bảo vệ sinh, hoặc khó tiêu, sẽ khiến trẻ bị tiêu chảy và táo bón. Hãy thiết lập cho trẻ một chế độ ăn phù hợp. Từ đó, giảm sự tái phát bệnh Chàm da, cho con luôn khỏe mạnh

Yếu tố di truyền và môi trường có gây ra chàm sữa, viêm da cơ địa ở trẻ em ? Xem thêm…

Xem thêm các sản phẩm chăm sóc da bé bị chàm, tại đây:

  1. SỮA TẮM DỊU NHẸ CHO BÉ SEBAMED pH5.5 (200ml)
  2. DẦU GỘI DỊU NHẸ KHÔNG CAY MẮT TRẺ EM SEBAMED pH5.5 (500ml)
  3. SỮA DƯỠNG ẨM TOÀN THÂN DÀNH CHO TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ SEBAMED pH5.5
  4. KEM DƯỠNG ẨM CHÀM SỮA CHO BÉ SEBAMED PH5.5 (50ML)