Top 8 câu hỏi về bệnh phụ khoa thường gặp sẽ giúp các bạn thêm thông tin về các triệu chứng và cách chăm sóc vùng kín đúng cách, phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm. Sebamed với đội ngũ bác sĩ, dược sĩ đã tổng hợp các câu hỏi thường gặp nhất về bệnh phụ khoa cùng lời giải đáp chi tiết gửi các bạn tham khảo.
1. Phân biệt khí hư âm đạo bình thường và khí hư bệnh lý
Câu hỏi từ bạn đọc: “Chào bác sĩ, cho cháu hỏi, khi bị bệnh phụ khoa, khí hư âm đạo có bình thường không?”
Lời giải đáp từ chuyên gia: Khí hư âm đạo là cơ chế làm sạch của cơ thể phụ nữ. Khí hư trong hoặc có màu trắng sữa là bình thường, nhưng nếu bạn thấy có sự thay đổi về màu sắc (vàng, xanh, nâu,..), mùi hôi hoặc ra nhiều bất thường, thì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tiến hành điều trị cần thiết (nếu có) sớm.
2. Khí hư bất thường kèm theo ngứa có phải viêm âm đạo?
Câu hỏi từ bạn đọc: “Thời gian gần đây tôi tự nhiên ra khí hư nhiều bất thường kèm theo là cảm giác ngứa ngáy, rất khó chịu. Xin hỏi có phải tôi bị viêm âm đạo rồi không?
Lời giải đáp từ chuyên gia: Theo những gì bạn mô tả là khí hư nhiều bất thường kèm ngứa ngáy nghe rất giống với dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa. Tuy nhiên, thông tin bạn cung cấp chưa đủ để chẩn đoán chính xác. Bạn cần cung cấp thêm thông tin về màu khí hư có thể trắng đục như váng sữa (do nhiễm nấm Candida), xám, vàng, xanh (do nhiễm khuẩn), hay là màu vàng xanh, có bọt (Viêm do Trichomonas),… Kèm theo đó là các triệu chứng khác như cảm giác đau rát, ngứa ngáy, mùi hôi khó chịu, đau bụng dưới thường xuyên,.. hay không mới có đủ dữ liệu để kết luận sơ bộ.
Nhìn chung, lượng khí hư nhiều bất thường kèm ngứa là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng hoặc có thứ gì đó nghiêm trọng đang sủi bọt dưới bề mặt. Nếu khí hư và ngứa không giảm khi bạn vệ sinh đúng cách và kỹ hơn như mặc đồ thoáng, thấm hút tốt, thay quần áo thường xuyên, dùng dung dịch vệ sinh có độ pH 3.8-4.5 phù hợp thì bạn phải đi khám bác sĩ.
3. Viêm lộ tuyến tử cung có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai?
Câu hỏi từ bạn đọc: “Chào bác sĩ! Năm nay cháu 31 tuổi, chưa có gia đình và chưa có con. Cháu bị viêm lộ tuyến tử cung, đã đi khám và đặt thuốc khoảng 15 lần trong 3 tháng nhưng bệnh vẫn không khỏi. Vậy bệnh này có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai không ạ?”
Lời giải đáp từ chuyên gia: Viêm lộ tuyến tử cung là tình trạng phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Về cơ bản, bệnh này không ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai nếu được điều trị đúng cách.
Khi bị bệnh nếu điều trị chưa khỏi có thể tìm đến các bác sĩ giỏi để điều trị dứt điểm và mình không phải lo về việc này nữa, thoải mái tinh thần để dễ đậu thai hơn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý tuân thủ đúng phác đồ điều trị được chỉ định cũng như theo dõi, cần đi khám ngay nếu khí hư có mùi hôi hoặc màu sắc bất thường.
4. Trước kỳ kinh nguyệt xuất hiện dịch màu nâu có sao không?
Câu hỏi từ bạn đọc: “Tôi có hiện tượng trước mỗi kỳ kinh nguyệt 3-5 ngày là âm đạo tiết ra dịch màu nâu. Đã đi khám và xét nghiệm nhưng bác sĩ bảo không sao. Vậy đây là hiện tượng gì ạ?”
Lời giải đáp từ chuyên gia: Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường mà nhiều phụ nữ gặp phải. Nguyên nhân chủ yếu là do niêm mạc của tử cung có thể sẽ băng ra sớm 1 ít cho nên bạn sẽ thấy có 1 ít máu màu nâu nâu trước khi chu kỳ hành kinh thật sự.
Khi nào bạn thấy có dịch ra màu nâu, kèm mùi hôi tanh, đau bụng dữ dội, bị rong kinh thì đó là dấu hiệu nguy hiểm, cần đi khám bác sĩ sớm nhất có thể.
5. Có dùng nước muối vệ sinh vùng kín được không?
Câu hỏi từ bạn đọc: “Chào bác sĩ, tôi thường có thói quen pha nước muối loãng để vệ sinh vùng kín. Không biết thói quen này có tốt không ạ?”
Lời giải đáp từ chuyên gia: Không nên sử dụng nước muối để vệ sinh vùng kín thường xuyên. Ở vùng da đấy nó đã mỏng và rất nhạy cảm. Khi chúng ta lại rửa nước muối mà không rửa lại bằng nước sạch thì sẽ mang đến cảm giác cực kỳ khó chịu. Do nước muối làm da mất nước, mất độ ẩm, rửa càng lâu sẽ khiến cô bé càng khó chịu nhiều hơn. Vậy bạn nên dừng ngay thói quen hàng ngày này vì nó không phải là thói quen có lợi.
Cách vệ sinh vùng kín đúng cách đó là:
Bước 1: Rửa sạch tay
Bước 2: Làm ướt vùng kín bằng nước ấm, dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ có pH phù hợp (Từ 15-50 tuổi lựa chọn độ pH 3.8-4.5, trên 50 tuổi lựa chọn độ pH 6.8), vệ sinh từ trước ra sau. Lưu ý không thụt rửa sâu vào trong âm đạo.
Bước 3: Rửa sạch lại bằng nước sạch và lau bằng khăn mềm.
6. Sử dụng quần lót dùng một lần có an toàn?
Câu hỏi từ bạn đọc: “Tôi hay đi công tác, thường mặc quần lót dùng một lần kèm miếng lót vệ sinh hàng ngày. Dùng như thế trong thời gian dài có ảnh hưởng gì không ạ?”
Lời giải đáp từ chuyên gia: Quần lót dùng một lần là giải pháp tiện lợi cho những lúc cần thiết. Nó đảm bảo vệ sinh và tiện lợi khi đi du lịch, công tác. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý không sử dụng quần lót quá lâu, từ 4-6 giờ/lần thay mới và cần kết hợp với miếng lót vệ sinh chất lượng tốt.
7. Viêm âm đạo do nấm có dễ chữa khỏi không?
Lời giải đáp từ các chuyên gia: Viêm âm đạo do nấm Candida rất dễ chữa nếu được điều trị đúng cách và kịp thời. Khi phát hiện và tiến hành điều trị sớm thì các bạn sẽ có tỉ lệ thành công cao, hầu hết trường hợp là khỏi sau 01 đợt điều trị.
Tuy nhiên, khoảng 25-30% phụ nữ khỏe mạnh vẫn có nấm Candida trong âm đạo dù không có biểu hiện lâm sàng. Vì vậy bệnh có thể tái phát khi cơ thể suy giảm miễn dịch. Các bạn nên mặc đồ lót cotton, dùng dung dịch vệ sinh hàng ngày có pH 3.8 chuẩn để duy trì âm đạo khỏe mạnh.
8. Có nhất thiết phải thụt rửa âm đạo hay không?
Câu hỏi: “Tôi bị viêm âm đạo dai dẳng, liệu có phải do tôi vệ sinh không sạch, không thụt rửa âm đạo nên bị viêm nhiễm không?
Lời giải đáp từ các chuyên gia: Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm âm đạo. Nó phụ thuộc vào sức khỏe, hóc môn, thói quen, lối sống,… tác động, chứ không thể kết luận bạn bị viêm dai dẳng do không thụt rửa âm đạo. Việc thụt rửa âm đạo là không nhất thiết và không khuyến khích khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Việc thụt rửa âm đạo sẽ khiến âm đạo bị nhiễm khuẩn sâu hơn cũng như mất cân bằng pH âm đạo chuẩn. Nó chỉ được trị định theo bác sĩ hoặc điều trị một số bệnh nhiễm trùng đặc biệt. Các bạn nên đi khám và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tự thụt rửa âm đạo.
Cách để bảo vệ vùng kín của chị em tránh viêm nhiễm phụ khoa
Hãy bảo vệ âm đạo bằng Dung dịch vệ sinh phụ nữ Sebamed pH3.8 – chuẩn cân bằng pH vùng kín – giúp cân bằng pH vùng kín một cách tối ưu – được sản xuất bởi tập đoàn Dược phẩm Sebapharma (Đức) theo tiêu chuẩn châu Âu.
- 100% không chứa xà phòng và kiềm. Hoạt động theo cơ chế tự nhiên, không gây khô rát khi sử dụng hàng ngày.
- pH 3.8 hỗ trợ tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn có lợi phát triển. Giúp phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
- Thuộc tính kháng khuẩn của alpha Bisabolol kết hợp với thành phần hoạt tính từ cây lô hội và hoa cúc cung cấp độ ẩm cần thiết, mang lại cảm giác dễ chịu, thoải mái.
- Hỗ trợ điều trị viêm nhiễm phụ khoa. Sử dụng phối hợp trong phác đồ điều trị: Viêm âm hộ, viêm âm đạo…
- Vệ sinh vùng kín hàng ngày. Đặc biệt trong thời kỳ kinh nguyệt, quá trình mang thai và phụ nữ sau khi sinh. Trẻ em gái ở tuổi dậy thì, giúp vùng âm đạo luôn khô thoáng và sạch sẽ.
- Sản phẩm được kiểm nghiệm lâm sàng tại Bệnh viện phụ sản hàng đầu tại CHLB Đức.
Xem thêm thông tin sản phẩm:
Hiểu biết đúng về các vấn đề phụ khoa giúp chị em chủ động chăm sóc sức khỏe sinh sản. Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Bạn có câu hỏi nào thì nên cởi mở hỏi bác sĩ để được giải đáp. Sẽ không có câu hỏi nào bị đánh giá là quá ngớ ngẩn hay phức tạp khi nói chuyện với các bác sĩ phụ khoa. Bác sĩ phụ khoa dành nhiều năm nghiên cứu hệ thống sinh sản của phụ nữ và thêm vài năm nữa hành nghề nên đi khám bác sĩ phụ khoa là các bạn có đủ thông tin chính xác. Khi các bạn có vấn đề sức khỏe vùng kín, bạn nên đi khám và nhận tư vấn từ các bác sĩ phụ khoa để được cung cấp mọi thông tin và lời khuyên liên quan đến sức khỏe âm đạo sát nhất với cơ thể, tình trạng của bạn.
ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN
You must be logged in to post a comment.