Duy trì sự cân bằng độ pH của âm đạo là điều cần thiết để giữ cho “cô bé” khỏe mạnh bởi mất cân bằng pH âm đạo sẽ gây ra không ít bệnh cơ hội và khó chịu cho phái đẹp. Vậy bí quyết là gì?
Độ pH âm đạo là gì ?
Độ pH của âm đạo là thước đo mức độ axit hoặc kiềm; trên thang điểm từ 0 đến 14. Trong đó chỉ số càng thấp tức là nồng độ axit càng cao. Ở trạng thái khỏe mạnh bình thường, vùng kín có độ pH từ 3,8-4,5. Tại môi trường này, hệ sinh thái vùng âm đạo tồn tại song song vi khuẩn có lợi và có hại, có tác dụng giúp vùng kín khỏe mạnh.
Độ pH dễ mất cân bằng với những thay đổi nhỏ từ môi trường. Ngoài ra, vào một số giai đoạn cơ thể phát triển cũng dẫn đến tình trạng mất cân bằng pH như: dậy thì; mang thai; sử dụng thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh, ngày “đèn đỏ”, quan hệ tình dục…Tuy nhiên, khi độ pH trong âm đạo mất cân bằng đó cũng là lúc các vi khuẩn và vi nấm có thể dễ dàng xâm nhập và gây ra các bệnh viêm âm đạo thường gặp. Chính những xâm nhập này sẽ gây ra hiện tượng xấu như khí hư; ngứa ngáy, đau rát và khó chịu. Vì vậy, chị em cần lưu ý luôn giữ pH âm đạo cân bằng pH3.8-4.5 để bảo vệ tuyệt đối sức khỏe vùng kín cho chị em nhé.
Nguyên nhân khiến độ pH mất cân bằng:
Viêm âm đạo do vi khuẩn:
Viêm âm đạo do vi khuẩn là một tình trạng xảy ra khi có quá nhiều vi khuẩn trong âm đạo. Điều này gây tăng nồng độ pH âm đạo. Một người bị viêm âm đạo do vi khuẩn thường cảm thấy ngứa; rát hoặc đau ở âm đạo. Họ cũng có thể cảm thấy nóng rát khi đi tiểu; ra khí hư màu trắng hoặc xám.
Chu kỳ kinh nguyệt:
Máu có độ pH lên tới 7.4 trong kỳ kinh nguyệt máu sẽ làm hỗn loạn độ pH mang tính axit của âm đạo.
Mãn kinh:
Một nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng phụ nữ có xu hướng tăng độ pH cao hơn trong thời kỳ mãn kinh. Trong nghiên cứu này, phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh có độ pH âm đạo trung bình là 5,3.
Tinh dịch:
Có tính kiềm, trái ngược với môi trường acid của âm đạo. Khi tinh dịch vào âm đạo; nó có thể tạm thời làm tăng độ pH.
Dùng kháng sinh:
Thuốc kháng sinh với mục đích chính là tiêu diệt các vi khuẩn có hại, nhưng chúng có có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, bao gồm cả Lactobacilli trong âm đạo. Bởi vậy, dùng thuốc kháng sinh cũng có thể làm mất cân bằng độ pH âm đạo.
Thụt rửa âm đạo:
Thụt rửa âm đạo là việc hoàn toàn không nên. Điều này làm các chất hoá học và vi sinh vật gây hại đi sâu trong âm đạo dẫn đến mất cân bằng pH âm đạo và khiến nó dễ nhiễm trùng hơn.
Nhiều người cho rằng thụt rửa âm đạo giúp vùng kín sạch sẽ và thơm tho hơn. Nhưng thực tế, việc làm này có thể khiến “cô bé” nặng mùi khó chịu hơn. Ngoài ra; việc thụt rửa âm đạo cũng có thể gây ra những vết xước nhỏ trong âm đạo, tạo thành các tổn thương hở; từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây bệnh.
Tốt nhất, bạn không nên thụt rửa âm đạo; mà chỉ cần làm sạch nhẹ nhàng ở ngoài âm hộ với nước sạch kết hợp với dung dịch vệ sinh phụ nữ dịu nhẹ có pH chuẩn vùng kín 3.8.
Dấu hiệu và triệu chứng khi mất cân bằng độ pH âm đạo
Độ pH cao dẫn đến nguy cơ viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc nhiễm trùng khác có thể gây nên các triệu chứng như:
- Có mùi hôi, khó chịu
- Nóng rát khi đi tiểu
- Ngứa âm đạo
- Ra khí hư màu trắng, xám hoặc xanh bất thường
Nên làm gì để giữ pH âm đạo được cân bằng?
Không thụt rửa vùng kín:
Giữ vệ sinh khu vực sinh dục đúng cách lâu khô vùng sinh dục sau khi đi vệ sinh. Sau khi rửa thì chỉ rửa phía bên ngoài, không nên thụt rửa vào trong âm đạo.
Giữ âm đạo khô ráo:
Tránh để ẩm ướt vùng sinh dục như ra mồ hôi; ngâm mình trong nước thường xuyên; không lau khô sau khi rửa hoặc mặc quần lót khi còn đang ẩm ướt.
Bổ sung Canxi, VitaminD, men vi sinh:
Ngoài việc giúp các chị em nhận được canxi và vitamin D thường xuyên thì sữa chua là nguồn cung cấp dồi dào các loài vi khuẩn có lợi Lactobacillus. Vi khuẩn Lactobacillus sinh sống trong âm đạo và tiết ra axit lactic và hydro peroxide; giúp âm đạo cân bằng được độ pH tự nhiên.
Mặc quần áo thoải mái:
Không mặc quần lót ôm sát, bó chặt, tránh các loại vải quần không có tính thấm cao, nên mặc rộng rãi thoáng mát và nên chọn chất liệu cotton có tính thấm hút mồ hôi cao. Thường xuyên thay quần lót sạch sau khi đi bơi hoặc tắm rửa; thay băng vệ sinh thường xuyên sau mỗi 3 – 4 giờ nên thay một lần.
Kết hợp vệ sinh âm đạo với nước và dung dịch vệ sinh có pH3.8:
Giữ sạch âm đạo bằng Dung Dịch Vệ Sinh Phụ Nữ Sebamed pH 3.8. Độ pH 3.8 giúp duy trì và cân bằng hệ vi sinh có lợi cho âm đạo làm sạch nhẹ nhàng vùng kín. Ngoài ra, pH 3.8 hỗ trợ tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn có lợi phát triển và tiêu diệt các vi khuẩn có hại từ đó cân bằng vi sinh vật tự nhiên có lợi cho vùng kín; phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Cách để bảo vệ vùng kín của chị em tránh viêm nhiễm phụ khoa
Hãy bảo vệ âm đạo bằng Dung dịch vệ sinh phụ nữ Sebamed pH3.8 – chuẩn cân bằng pH vùng kín – giúp cân bằng pH vùng kín một cách tối ưu – được sản xuất bởi tập đoàn Dược phẩm Sebapharma (Đức) theo tiêu chuẩn châu Âu. Sản phẩm không chứa xà phòng và kiềm. Hoạt động theo cơ chế tự nhiên, không gây khô khi sử dụng hàng ngày.
- 100% không chứa xà phòng và kiềm. Hoạt động theo cơ chế tự nhiên, không gây khô rát khi sử dụng hàng ngày.
- pH.8 hỗ trợ tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn có lợi phát triển. Giúp phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
- Thuộc tính kháng khuẩn của alpha Bisabolol kết hợp với thành phần hoạt tính từ cây lô hội và hoa cúc cung cấp độ ẩm cần thiết, mang lại cảm giác dễ chịu, thoải mái.
- Hỗ trợ điều trị viêm nhiễm phụ khoa. Sử dụng phối hợp trong phác đồ điều trị: viêm âm hộ, viêm âm đạo…
- Vệ sinh vùng kín hàng ngày. Đặc biệt trong thời kỳ kinh nguyệt, quá trình mang thai và phụ nữ sau khi sinh. Trẻ em gái ở tuổi dậy thì, giúp vùng âm đạo luôn khô thoáng và sạch sẽ.
- Sản phẩm được kiểm nghiệm lâm sàng tại Bệnh viện phụ sản hàng đầu tại CHLB Đức.
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng
Xem thêm thông tin sản phẩm:
Công ty TNHH MTV TM và XNK Kỳ Phong
Địa chỉ: 45 Cửu Long, Phường 2, Quận Tân Bình, TP HCM
Hotline:0913656502-0905223817-0909822817
https://sebamed.com.vn/dung-dich-ve-sinh-phu-nu/
Tham khảo thêm các bài viết liên quan về Bệnh phụ khoa:
10 Thực Phẩm Giúp Phòng Ngừa Viêm Âm Đạo
Viêm Nhiễm Phụ Khoa Và Biến Chứng Nguy Hiểm
Leave A Comment
You must be logged in to post a comment.