Mất cân bằng pH âm đạo là tình trạng khá phổ biến ở nữ giới, có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như thay đổi nội tiết tố, thói quen vệ sinh sai cách hoặc do ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài. Khi pH vùng kín bị xáo trộn, chị em dễ gặp các vấn đề như ngứa ngáy, khí hư bất thường, thậm chí là viêm nhiễm phụ khoa. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Độ pH âm đạo là gì?
Độ pH là thang đo mức độ axit hoặc kiềm của một chất. Thang đo chạy từ 0 đến 14:
- Độ pH < 7 được coi là có tính axit
- Độ pH lớn bằng 7 là trung tính
- Độ pH > 7 là có tính kiềm.
Cơ thể có mức độ pH khác nhau. Ví dụ máu có độ pH trung tính là 7.4, axit trong dạ dày có pH2. Độ pH âm đạo có tính axit hay trung tính đều góp một phần quan trọng vào sức khoẻ của vùng kín. Trong điều kiện khỏe mạnh bình thường, vùng kín có độ pH từ 3.8 đến 4.5, điều này đồng nghĩa với việc vùng kín có tính axit tự nhiên.
Môi trường axit này giúp ngăn ngừa vi khuẩn có hại, nấm men và tác nhân gây bệnh phát triển, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có lợi Lactobacillus phát triển. Độ pH lý tưởng nhất cho vùng kín là pH 3.8.
Độ pH âm đạo lý tưởng
Tại sao mất cân bằng pH âm đạo?
Độ pH âm đạo khỏe mạnh có tính axit vừa phải, đó chính là vi khuẩn khỏe mạnh (lactobacilli) đang làm công việc của chúng để bảo vệ cơ thể chúng ta chống lại vi khuẩn có hại.
Các axit lactic và hydro peroxide làm cho âm đạo có tính axit vừa phải, ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm men có hại có thể gây ra nhiễm khuẩn âm đạo (BV) và nhiễm trùng nấm men. Khi bạn bị mất cân bằng pH, điều đó có nghĩa là mức độ lactobacilli thấp và không thể kiểm soát mầm bệnh. Vì vậy, các vi khuẩn có hại có thể phát triển mạnh và xâm chiếm âm đạo.
Nguyên nhân gây ra mất cân bằng pH âm đạo
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây mất cân bằng pH âm đạo:
Sử dụng xà phòng: Các hóa chất trong các sản phẩm này tiêu diệt hết lactobacilli.
Kháng sinh: Kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn xấu gây bệnh mà còn tiêu diệt luôn cả vi khuẩn tốt.
Thụt rửa quá sâu: Âm đạo của bạn tự làm sạch, chính vì vậy đừng phí công sức. Thụt rửa không chỉ làm tăng độ pH âm đạo, mà còn khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn có hại nói chung. Bởi thụt rửa khiến rửa trôi vi khuẩn tốt, ảnh hưởng đến độ cân bằng pH âm đạo. Từ đó tăng nguy cơ nhiễm trùng vùng kín.
Mãn kinh: Quá trình thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh có nghĩa là ít estrogen khiến bạn dễ bị nhiễm trùng.
Quan hệ tình dục: Mỗi người có vi khuẩn trên da rất khác nhau. Tiếp xúc những vi sinh vật đó với âm đạo có thể phá vỡ sự cân bằng.
Tinh dịch: Độ kiềm của tinh dịch (pH 7.1-8) có thể làm thay đổi pH âm đạo.
Chu kỳ kinh nguyệt: Máu kinh nguyệt làm tăng độ pH trong âm đạo. Khi máu chảy qua âm đạo và thấm vào tampon hoặc băng vệ sinh, nó có thể làm tăng mức độ pH của âm đạo.
Sử dụng chất bôi trơn: Chất bôi trơn gốc dầu tồn tại trong âm đạo quá lâu, làm rối loạn độ pH và gây nhiễm trùng.
Dấu hiệu mất cân bằng pH âm đạo
Các vấn đề sức khỏe của vùng kín thường liên quan đến sự mất cân bằng độ pH. Nếu độ pH trở nên mất cân bằng do một hoặc nhiều nguyên nhân nêu trên, các vi khuẩn có lợi có thể bị suy giảm, điều này dẫn đến sự phát triển của các vi khuẩn có hại và có thể gây ra những vấn đề như:
- Khí hư bất thường: ra nhiều, có màu lạ (vàng, xanh, xám), có thể đặc quánh hoặc loãng, kèm mùi hôi tanh khó chịu.
- Ngứa ngáy, nóng rát vùng kín: cảm giác khó chịu, đặc biệt khi mặc đồ chật hoặc sau khi vệ sinh.
- Âm đạo có mùi lạ: mùi hôi nặng, nhất là sau khi quan hệ tình dục.
- Khô hạn, giảm tiết dịch: âm đạo khô, thiếu độ ẩm, gây đau rát khi quan hệ.
- Tiểu buốt, tiểu rắt: khó chịu khi đi tiểu, có cảm giác buốt hoặc rát.
- Đau khi quan hệ: vùng kín dễ bị tổn thương, nhạy cảm do thiếu chất nhầy bảo vệ.
- Viêm phụ khoa tái phát: nấm, viêm âm đạo, viêm lộ tuyến thường xuyên quay lại dù đã điều trị.
Mất cân bằng pH âm đạo có nguy cơ gây bệnh gì? Nếu tình trạng này tiếp diễn, nó cũng có thể dẫn đến một vài vấn đề phức tạp hơn như viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc do nấm.

Điều gì xảy ra khi pH âm đạo mất cân bằng?
Cần làm gì khi pH âm đạo mất cân bằng?
Điều đầu tiên là hãy chú ý quan sát những dấu hiệu bất thường trong cơ thể. Nếu bạn gặp phải mùi âm đạo khó chịu hơn bình thường, hãy gặp bác sĩ phụ khoa để họ xét nghiệm và chẩn đoán chính xác cho bạn.
Bên cạnh đó, những thói quen thường ngày cũng góp phần giúp cho bạn điều chỉnh pH âm đạo như:
Uống men vi sinh
Lựa chọn sản phẩm có chứa lợi khuẩn Lactobacillus acidophilus – vi khuẩn có lợi chủ yếu trong âm đạo. Có thể dùng men vi sinh dạng viên uống, sữa chua hoặc thực phẩm lên men như kim chi, kefir. Chúng có khả năng hỗ trợ khôi phục hệ vi sinh âm đạo, ức chế sự phát triển của nấm men và vi khuẩn có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng. Hãy tăng cường rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu vitamin C, E và uống đủ nước mỗi ngày để tăng sức đề kháng. Hạn chế ăn đường, thực phẩm chiên xào và rượu bia vì đây là các tác nhân khiến hại khuẩn phát triển mạnh hơn.
Không sử dụng xà phòng
Chỉ vệ sinh khu vực bên ngoài âm đạo của bạn. Nhẹ nhàng sử dụng nước ấm và sử dụng sản phẩm không gây dị ứng, không chứa paraben, không xà phòng, không mùi.
Sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp
Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm dung dịch vệ sinh, tuy nhiên bạn phải lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp với đủ tiêu chuẩn cho việc phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa như:
- Bạn hãy chọn những dung dịch vệ sinh có độ pH tương đương với độ pH tự nhiên của âm đạo dao động từ 3.8 – 4.5. Tốt nhất là pH3.8.
- Lựa chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ có thành phần dịu nhẹ, chiết xuất từ Dược hoặc thảo dược thiên nhiên như lô hội, Cúc la mã…, không chứa hương liệu, an toàn được nhiều chuyên gia sản khoa khuyên dùng.
- Không nên lựa chọn các sản phẩm có chứa kiềm, paraben
- Sản phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi Bộ y tế.
Cách để bảo vệ vùng kín tránh viêm nhiễm phụ khoa
-
Dung dịch vệ sinh phụ nữ Sebamed pH3.8
Hãy bảo vệ âm đạo bằng Dung dịch vệ sinh phụ nữ Sebamed pH3.8 – chuẩn cân bằng pH vùng kín – giúp cân bằng pH vùng kín một cách tối ưu – được sản xuất bởi tập đoàn Dược phẩm Sebapharma (Đức) theo tiêu chuẩn châu Âu. Sản phẩm không chứa xà phòng và kiềm. Hoạt động theo cơ chế tự nhiên, không gây khô khi sử dụng hàng ngày.
- 100% không chứa xà phòng và kiềm. Hoạt động theo cơ chế tự nhiên, không gây khô rát khi sử dụng hàng ngày.
- pH.8 hỗ trợ tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn có lợi phát triển. Giúp phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
- Thuộc tính kháng khuẩn của alpha Bisabolol kết hợp với thành phần hoạt tính từ cây lô hội và hoa cúc cung cấp độ ẩm cần thiết, mang lại cảm giác dễ chịu, thoải mái.
- Hỗ trợ điều trị viêm nhiễm phụ khoa. Sử dụng phối hợp trong phác đồ điều trị: viêm âm hộ, viêm âm đạo…
- Vệ sinh vùng kín hàng ngày. Đặc biệt trong thời kỳ kinh nguyệt, quá trình mang thai và phụ nữ sau khi sinh. Trẻ em gái ở tuổi dậy thì, giúp vùng âm đạo luôn khô thoáng và sạch sẽ.
- Sản phẩm được kiểm nghiệm lâm sàng tại Bệnh viện phụ sản hàng đầu tại CHLB Đức.
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.
Mất cân bằng pH âm đạo là tình trạng phổ biến nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát và khắc phục nếu được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách. Đừng chủ quan với những dấu hiệu bất thường và hãy thăm khám phụ khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe vùng kín cũng như chất lượng cuộc sống lâu dài của bản thân nhé.
Tham khảo thêm các bài viết liên quan về Bệnh phụ khoa:
10 Thực Phẩm Giúp Phòng Ngừa Viêm Âm Đạo
Viêm Nhiễm Phụ Khoa Và Biến Chứng Nguy Hiểm
Vùng Kín Bị Ngứa – Cách Điều Trị Hiệu Qủa
ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN
You must be logged in to post a comment.