Viêm nhiễm phụ khoa và vệ sinh vùng kín ở phụ nữ luôn là vấn đề hầu hết đều được các chị em phụ nữ quan tâm. Đây là tình trạng mà không ít chị em nào cũng từng mắc phải ít nhất trong đời. Đặc biệt là những chị em đang ở trong độ tuổi sinh sản. Mặc dù bệnh không ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng. Tuy nhiên nó lại gây ra những nguy hiểm tới tâm lý, chất lượng cuộc sống và sức khỏe sinh sản của người bệnh.
Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nay có đến 90% phụ nữ Việt mắc các bệnh liên quan đến phụ khoa. Đáng nói, số ca mắc bệnh phụ khoa mỗi năm tăng 15%-27% và tỷ lệ chị em mắc bệnh viêm âm đạo chiếm tỷ lệ cao nhất. (Nguồn: Bệnh viện Phụ sản Hà Nội)
Viêm nhiễm phụ khoa là gì?

Viêm nhiễm phụ khoa hay viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị viêm dẫn đến xuất tiết, ngứa ngáy, gây đau rát, ảnh hướng tới sức khỏe sinh sản – www.sebamed.com.vn
Viêm nhiễm phụ khoa hay viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị viêm do sự phát triển quá mức của nấm và vi khuẩn có hại, dẫn đến xuất tiết dịch tanh hôi, ngứa ngáy và gây đau rát. Tình trạng bệnh lý gặp khá nhiều ở nữ giới không chỉ ở phụ nữ đã lập gia đình hoặc đã có quan hệ tình dục mà ngay cả những chị em chưa lập gia đình cũng có khả năng bị mắc phải.
Các bệnh phụ khoa phổ biến gồm: Rối loạn kinh nguyệt, viêm âm hộ, viêm âm đạo, viêm tử cung và cổ tử cung, viêm buồng trứng, …. Nếu không điều trị dứt điểm sớm sẽ gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng sức khỏe sinh sản của các chị em.
>>> Có thể bạn quan tâm: Viêm Nhiễm Phụ Khoa Và Biến Chứng Nguy Hiểm
2. Các loại viêm nhiễm phụ khoa phổ biến
Có nhiều loại viêm âm đạo. Các loại phổ biến nhất là:
- Viêm âm đạo do vi khuẩn: Một âm đạo khỏe mạnh có sự cân bằng của nhiều loại vi khuẩn, nấm men và các vi khuẩn khác nhau. Nhưng đôi khi, sự cân bằng bị phá vỡ và một loại vi khuẩn phát triển quá mức. Viêm âm đạo do vi khuẩn xảy ra khi có quá nhiều một loại vi khuẩn, thường là vi khuẩn Gardnerella Vaginalis . Nó có thể gây ra khí hư màu trắng xám có mùi tanh nồng.
- Nhiễm trùng Candida hoặc “nấm men”: Nấm men Candidalà một loại nấm. Một lượng nhỏ loại nấm này sống trong miệng, hệ tiêu hóa và âm đạo của bạn. Bình thường thì nấm Candida có mặt ở số lượng vừa phải, hoàn toàn bình thường không gây ra vấn đề gì. Nhưng khi nấm phát triển quá nhiều có thể gây ngứa và tiết dịch trông và có cảm giác giống như phô mai.
- Bệnh Chlamydia: Đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến nhất, đặc biệt ở những người trong độ tuổi 15-24 có nhiều bạn tình.
- Bệnh Trichomoniasis: Nhiễm trùng này do ký sinh trùng lây lan trong khi quan hệ tình dục. Nó gây ra dịch tiết màu vàng xanh, có bọt. Nó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
- Viêm âm đạo do virus: Đây là tình trạng viêm do virus gây ra, như virus herpes simplex hoặc virus u nhú ở người. Cả hai đều lây truyền qua đường tình dục. Chúng có thể gây ra các vết loét đau đớn hoặc mụn cóc.
- Viêm âm đạo không do nhiễm trùng là khi có thứ gì đó gây kích ứng âm đạo của bạn. Nó thường do hóa chất như xà phòng, thuốc thụt rửa và các sản phẩm vệ sinh khác gây ra. Bạn có thể bị dị ứng với những sản phẩm này hoặc âm đạo của bạn có thể nhạy cảm.
- Teo âm đạo: Viêm teo âm đạo xảy ra khi bạn có mức estrogen thấp. Tình trạng này thường xảy ra sau thời kỳ mãn kinh hoặc phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng. Những thay đổi về hormone có thể khiến âm đạo khô, mỏng da và dễ bị kích ứng.
- Viêm âm đạo khi mang thai: Khi bạn mang thai, nồng độ hormone sẽ thay đổi. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng nấm men, vi khuẩn và các dạng viêm âm đạo khác. Việc chăm sóc viêm âm đạo khi mang thai đặc biệt quan trọng. Bởi vì nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho em bé của bạn. Ví dụ, trẻ sơ sinh có mẹ bị viêm âm đạo do vi khuẩn trong thời gian mang thai có nguy cơ sinh non cao hơn.
3. Dấu hiệu bị viêm nhiễm phụ khoa
Viêm nhiễm phụ khoa do vi khuẩn là do sự mất cân bằng của vi khuẩn thường trú trong âm đạo, đặc biệt nhất là sự suy giảm của một loại vi khuẩn “tốt” được gọi là lactobacilli. Khi điều này xảy ra, các vi khuẩn “xấu” khác có thể chiếm lợi thế và gây nhiễm khuẩn.
Các Triệu chứng viêm nhiễm phụ khoa thường gặp nhất:
- Khí hư đổi màu, màu trắng xám hoặc vàng thường phủ khắp thành âm đạo, có mùi hôi tanh.
- Ngứa âm đạo, đỏ và sưng tấy nhẹ.
- Mùi “tanh” thường có thể trở nên tệ hơn sau khi quan hệ.
- Cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
- Chảy máu âm đạo sau khi giao hợp.
Thực tế, ngay cả một bác sĩ có kinh nghiệm cũng khó có thể phân biệt được. Nhiều loại viêm âm đạo có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị nhiều loại cùng một lúc. Trong khi đó, một số loại có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào.
>>> Có thể bạn quan tâm: Vùng Kín Bị Ngứa – Cách Điều Trị Hiệu Qủa
4. Nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa
Viêm nhiễm phụ khoa có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Bạn có thể bị nhiễm trùng do mất cân bằng vi khuẩn, nấm men, vi-rút, bệnh lây truyền qua đường tình dục. Hoặc hóa chất trong xà phòng, nước hoa hoặc thậm chí quần áo có thể gây kích ứng da mỏng manh của âm đạo. Nó cũng có thể do khô âm đạo do mất cân bằng nội tiết tố. Cụ thể:
4.1. Sự mất cân bằng vi khuẩn
Âm đạo khỏe mạnh có một hệ sinh thái vi khuẩn và vi sinh vật khác nhau, bao gồm cả có lợi và có hại. Thông thường, chúng sống cân bằng với môi trường âm đạo có độ pH 3.8. Bạn có thể nghe thấy điều này được gọi là hệ vi sinh vật âm đạo hoặc hệ thực vật. Nhưng do một tác nhân, khiến một loại vi khuẩn có thể phát triển quá mức hoặc một loại vi khuẩn không mong muốn có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng. Từ đó, dẫn đến bạn bị viêm âm đạo. Một số tác nhân gây mất cân bằng vi khuẩn phổ biến có thể kể đến:
- Thuốc kháng sinh: Các loại thuốc kháng khuẩn, bao gồm cả thuốc kháng sinh, là thuốc diệt vi khuẩn. Thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn không chỉ loại có hại mà còn bao gồm cả loại có lợi. Khi bạn dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc các bệnh khác, chúng có thể tiêu diệt vi khuẩn thân thiện trong âm đạo của bạn. Điều này tạo thêm không gian cho các vi khuẩn khác phát triển.
- Bệnh tiểu đường: Điều này có thể do có quá nhiều đường trong nước tiểu và âm đạo của bạn. Lượng đường dư thừa ảnh hưởng đến loại vi khuẩn nào có thể phát triển ở đó.
- Thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc sinh học: Những loại thuốc này điều trị một số tình trạng tự miễn dịch. Chúng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nấm men.
- Lây qua đường tình dục: Nhiều loại viêm âm đạo là do STI gây ra. Đây là những bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, bao gồm quan hệ tình dục qua đường hậu môn và miệng. Bao cao su và các biện pháp bảo vệ khác có thể giúp ngăn ngừa một số (nhưng không phải tất cả) bệnh tình dục. Những bệnh nhiễm trùng này có thể hoặc không thể gây ra triệu chứng. Vì vậy, nếu bạn quan hệ tình dục thường xuyên (đặc biệt là nếu bạn có nhiều bạn tình), bạn nên trao đổi với bác sĩ về việc xét nghiệm chúng khi khám sức khỏe định kỳ.
- Mặc quần áo bó sát: Mặc quần áo bó sát, để môi trường âm đạo bí, kín, ẩm ướt khiến cho các vi khuẩn yếm khí, nấm có hại phát triển.
Lưu ý: Nếu bạn bị viêm đạo do lây các bệnh đường tình dục, nếu không được điều trị có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho cơ quan sinh sản của bạn hoặc gây ra các vấn đề sức khỏe khác. Bạn cũng có thể lây truyền chúng cho người khác khi dùng chung quần áo hoặc có quan hệ xảy ra.
4.2. Dị ứng hóa chất
Không phải tất cả viêm âm đạo đều do mất cân bằng hoặc nhiễm trùng. Đôi khi, nó là do phản ứng dị ứng hoặc kích ứng với hóa chất trong các sản phẩm vệ sinh. Bởi lẽ, làn da âm đạo rất mỏng manh, vì vậy nó có thể nhạy cảm hơn các bộ phận khác trên cơ thể, dẫn đến kích ứng và phản ứng viêm.
Các hóa chất có thể gây dị ứng viêm như: chất tẩy rửa, dưỡng da, sản phẩm khử mùi, hoặc giảm ngứa không cần kê đơn, khăn lau, nước xả vải, xà phòng thơm, chất bôi trơn, thuốc xịt âm đạo.
Với nguyên nhân kích ứng âm đạo do dị ứng hóa chất, nếu nghi ngờ thứ gì thì bạn hãy ngừng sử dụng ngay.
4.3. Mất cân bằng nội tiết tố
Hormone thấp, đặc biệt là estrogen, có thể khiến âm đạo của bạn bị khô. Điều này ảnh hưởng đến sự cân bằng của vi khuẩn trong âm đạo của bạn. Nó được gọi là viêm teo âm đạo, teo âm đạo hoặc hội chứng tiết niệu sinh dục của thời kỳ mãn kinh.
Mất cân bằng nội tiết tố có thể xảy ra khi:
- Bạn đang mang thai.
- Bạn vừa mới sinh con.
- Bạn đang cho con bú.
- Bạn đang trải qua thời kỳ mãn kinh.
- Bạn đã cắt bỏ tử cung hoặc buồng trứng.
- Bạn dùng một số loại thuốc điều trị ung thư vú hoặc lạc nội mạc tử cung.
>>> Có thể bạn quan tâm: Dung Dịch Vệ Sinh An Toàn Cho Phụ Nữ Mang Thai
5. Các sai lầm trong việc vệ sinh khiến “cô bé” bị mất cân bằng pH
Không chỉ do các nguyên nhân trên mà bản thân bị viêm phụ khoa có thể bắt nguồn từ những sai lầm khi vệ sinh của bạn, khiến độ pH cân bằng âm đạo bị phá vỡ.
5.1. Dùng sữa tắm để vệ sinh vùng kín
Thông thường môi trường bên trong âm đạo có độ pH khoảng 3.8-4.5 độ ( trên thang pH từ 0 đến 14 độ). Trong khi đó, các sản phẩm sữa tắm thường có độ pH trong khoảng 8 độ. Vì vậy, sử dụng sữa tắm để rửa âm đạo có thể gây mất cân bằng lợi khuẩn và độ pH ở vùng kín, dẫn đến ngứa âm đạo, kích ứng và gây mùi hôi
Thay vào đó, bạn nên sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dùng cho vùng kín và có độ pH chuẩn 3.8 an toàn cho âm đạo. Sản phẩm dung dịch vệ sinh phải được kiểm nghiệm lâm sàn, kiểm nghiệm da liễu và được công nhận bởi bộ y tế.
5.2. Dùng vòi sen thụt rửa sâu bên trong âm đạo
Thực tế, bên trong vùng kín không chỉ có những vi khuẩn có hại mà còn có hệ thống các lợi khuẩn giúp cân bằng độ pH và ngăn chặn vi khuẩn bên ngoài xâm vào âm đạo. Thụt rửa quá sâu vào âm đạo sẽ đồng thời tiêu diệt vi khuẩn và cả lợi khuẩn
5.3. Sử dụng dung dịch vệ sinh không phù hợp
Đây là một sai lầm thường gặp ở nhiều phụ nữ. Trên thị trường có rất nhiều loại dung dịch vệ sinh, tuy nhiên mỗi loại có công dụng, thành phần khác nhau. Với loại chứa thành phần là các chất kháng sinh; kháng khuẩn thường dùng theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp viêm nhiễm và không được dùng để vệ sinh vùng kín hàng ngày do tác dụng diệt các vi khuẩn có lợi ở âm đạo, gây mất cân bằng sinh lý âm đạo.
Do vậy, khi lựa chọn dung dịch vệ sinh hàng ngày, chị em phụ nữ nên đọc kỹ thành phần để lựa chọn loại sản phẩm thích hợp. Ngày nay; các sản phẩm dung dịch vệ sinh hàng ngày từ thảo dược; muối và các sản phẩm từ dược mỹ phẩm không chỉ giúp làm sạch nhẹ nhàng; khử mùi hôi vùng kín, ngăn ngừa vi trùng gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Quan trọng hơn, các sản phẩm này an toàn khi dùng hàng ngày, phù hợp với sinh lý vùng kín.
6. Cách phòng ngừa viêm phụ khoa, âm đạo tại nhà đơn giản
Thực hiện các mẹo sau để giảm nguy cơ nhiễm trùng, viêm phụ khoa, viêm đạo tự bảo vệ bản thân:
- Rửa tay: Làm sạch tay bằng nước và xà phòng trong ít nhất 20 giây hoặc sử dụng chất khử trùng tay có ít nhất 60% cồn. Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chạm vào vùng âm đạo, hạn chế việc đưa những vi khuẩn lạ vào vùng cô bé.
- Tiêm vắc-xin: Tiêm vắc-xin có thể giúp bạn giảm đáng kể nguy cơ mắc nhiều bệnh phụ khoa liên quan đến virut. Chủ động tiêm phòng ngừa để bảo vệ bản thân không chỉ hạn chế viêm nhiễm phụ khoa mà còn giảm khả năng lây các bệnh tình dục nguy hiểm.
- Vệ sinh đúng cách: Vệ sinh bằng nước sạch, ấm, không chà xát mạnh. Khi mát xa thì sẽ đi từ trước ra sau, không đi ngược từ hậu môn về trước để không mang vi khuẩn trực tràng sang khu vực âm đạo.
- Giữ khu vực âm đạo sạch sẽ khô ráo: Có thể sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ hàng ngày, mặc đồ thấm hút, thông thoáng cho khu vực cô bé. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng không khuyến khích sử dụng dung dịch vệ sinh có mùi thơm hoặc tiến hành thụt rửa sâu cho vùng này. Các hành động đó có thể gây kích ứng, tăng nguy cơ lây lan, nhiễm trùng, loại bỏ các vi khuẩn có lợi giúp làm sạch trong âm đạo.
- Tránh mặc quần áo giữ nhiệt ẩm và bí: Đồ lót bằng nylon, quần jean bó, quần đùi tập thể dục và quần legging không thoáng khí, quần tất không có lớp vải cotton có thể dẫn đến nhiễm trùng nấm men.
- Ăn sữa chua có chứa vi khuẩn có lợi (kiểm tra nhãn) có thể giúp bạn giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Sử dụng bao cao su là cách tốt nhất để ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân: Các quần áo, đồ lót cá nhân, bàn chải đánh răng, lược, cốc uống nước và dao cạo râu của riêng bạn. Không nên dùng chung với nhau, đặc biệt những người có nguy cơ mắc bệnh cao.
>>> Có thể bạn quan tâm: 10 Thực Phẩm Giúp Phòng Ngừa Viêm Âm Đạo
7. Hướng dẫn vệ sinh vùng kín đúng cách
Việc sử dụng dung dịch vệ sinh làm sạch âm đạo là một thói quen và nhu cầu phổ biến của nhiều chị em làm sạch, giữ vệ sinh âm đạo, hạn chế viêm nhiễm phụ khoa. Tuy nhiên, có nhiều chị em chưa biết cách sử dụng dung dịch vệ sinh đúng cách. Sebamed xin được hướng dẫn như sau:
Tập trung vào các khu vực xung quanh cô bé
Việc vệ sinh bên trong vùng kín không thật sự an toàn cho “cô bé”. Chính vì vậy, chị em chỉ cần thường xuyên vệ sinh khu vực bên ngoài vùng kín. Trong khi đó, phần bên trong (hay còn gọi là âm đạo) có khả năng tự làm sạch.
Vệ sinh vùng hậu môn ở bước cuối cùng
Sau khi rửa sạch âm đạo, chị em mới rửa tới hậu môn vì để tránh các vi khuẩn trực tràng không bị dính vào âm đạo. Loại vi khuẩn có thể gây ra viêm âm đạo, viêm đường tiết niệu.
Tránh xa các sản phẩm có mùi hương
Những sản phẩm có mùi hương như dầu thơm, sữa tắm, thậm chí là khăn lau có thể làm phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của khu vực bên trong âm đạo.
Không kỳ cọ vùng kín quá nhiều lần một ngày
Nếu bạn không vệ sinh mỗi ngày, vùng kín sẽ bị ảnh hưởng bởi sự tích tụ của mồ hôi và chất bài tiết, dẫn đến nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu vệ sinh quá nhiều lần một ngày, bạn có thể phá vỡ sự cân bằng của khu vực âm đạo đấy.
Sử dụng quần lót phù hợp
Chị em lưu ý tránh mặc đồ lót được làm từ chất liệu như lụa, ren, da, polyester… trong một thời gian dài. Ngoài ra, chị em cũng nên tránh mặc các loại như quần lót có dây, quần lót ôm sát… Những chất liệu và các loại đồ lót này có thể gây kích ứng các mô mềm, làm các nấm men phát triển, dẫn đến mùi hôi.
8. Sebamed, dung dịch vệ sinh phụ nữ được chứng nhận, kiểm nghiệm an toàn, hạn chế vùng kín bị ngứa và có mùi hôi
Hãy bảo vệ âm đạo bằng Dung dịch vệ sinh phụ nữ Sebamed pH3.8 – chuẩn cân bằng pH vùng kín – giúp cân bằng pH vùng kín một cách tối ưu – được sản xuất bởi tập đoàn Dược phẩm Sebapharma (Đức) theo tiêu chuẩn châu Âu. Sản phẩm không chứa xà phòng và kiềm. Hoạt động theo cơ chế tự nhiên, không gây khô khi sử dụng hàng ngày.
- 100% không chứa xà phòng và kiềm. Hoạt động theo cơ chế tự nhiên, không gây khô rát khi sử dụng hàng ngày.
- pH 3.8 hỗ trợ tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn có lợi phát triển. Giúp phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
- Thuộc tính kháng khuẩn của alpha Bisabolol kết hợp với thành phần hoạt tính từ cây lô hội và hoa cúc cung cấp độ ẩm cần thiết, mang lại cảm giác dễ chịu, thoải mái.
- Hỗ trợ điều trị viêm nhiễm phụ khoa. Sử dụng phối hợp trong phác đồ điều trị: viêm âm hộ, viêm âm đạo…
- Vệ sinh vùng kín hàng ngày. Đặc biệt trong thời kỳ kinh nguyệt, quá trình mang thai và phụ nữ sau khi sinh. Trẻ em gái ở tuổi dậy thì, giúp vùng âm đạo luôn khô thoáng và sạch sẽ.
- Sản phẩm được kiểm nghiệm lâm sàng tại Bệnh viện phụ sản hàng đầu tại CHLB Đức.
- Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng
Xem thêm thông tin sản phẩm:
Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm chăm sóc nào.
ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN
You must be logged in to post a comment.