Theo nghiên cứu của Trưởng khoa da liễu Nhi, tại Đại học Toronto Canada cho biết có đến 50% trẻ em bị hăm tã. Mỗi bé sẽ trải qua ít nhất một lần bị hăm tã trong ba năm đầu đời. Vì vậy các mẹ nên sử dụng kem hăm tã để giúp bé mau khoẻ và phòng ngừa tái phát. Tham khảo ngay cách thoa kem hăm tã đúng chuẩn cho bé qua bài viết dưới đây. 

z2909918139796 796dbbdf0f77430124e8437b587f9e7e - 1

Hướng dẫn thoa kem hăm tã đúng cách

Dấu hiệu bị hăm tã ở bé

Bỏ túi ngay những dấu hiệu nhận biết bé bị hăm tã mà cha mẹ cần lưu ý:

  • Vùng da quanh mông, bẹn, đùi hoặc bộ phận sinh dục bị đỏ, ửng lên rõ rệt, có thể kèm theo nóng rát khi chạm vào.
  • Da có thể xuất hiện các nốt nhỏ, mẩn đỏ, mụn nước hoặc bị bong tróc, khô ráp.
  • Bé có biểu hiện khó chịu, khóc thét hoặc nhăn mặt đau đớn khi thay tã hoặc lúc tiểu tiện, đại tiện.
  • Vùng da bị hăm có thể kèm theo mùi hôi nhẹ hoặc nặng hơn do vi khuẩn phát triển nếu không được vệ sinh sạch sẽ.
  • Bé kém ăn, ngủ ít, quấy khóc và thường xuyên bị giật mình, ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, cân nặng và sức khỏe trí não. 
  • Trường hợp nặng, vùng da có thể bị loét, chảy dịch vàng, mưng mủ hoặc lan rộng, gây tổn thương bộ phận sinh dục. Lúc này cần đưa bé đi khám ngay.

Nếu bé có một hoặc nhiều dấu hiệu trên, cha mẹ nên kiểm tra tã thường xuyên, giữ vùng da khô thoáng, sử dụng thoa kem hăm tã và đưa bé đi khám nếu tình trạng không cải thiện sau vài ngày.

z2909919113985 d398e42c7566f7de5573f3aa370fb34e - 2

Nhận biết trẻ bị hăm tã

Nguyên nhân gây hăm tã ở bé

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây hăm tã ở bé mà cha mẹ nên biết để phòng tránh hiệu quả:

  • Khi bé mặc tã ướt hoặc bẩn quá lâu, da tiếp xúc lâu với nước tiểu và phân sẽ dễ bị kích ứng, gây hăm da.
  • Làn da mỏng manh, yếu ớt của trẻ sơ sinh dễ bị tổn thương, nhất là khi có ma sát liên tục từ tã hoặc tiếp xúc với chất thải.
  • Lau rửa không sạch hoặc quá mạnh tay khi thay tã có thể làm trầy xước da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Tã quá chật, chất liệu không thấm hút tốt hoặc không thoáng khí sẽ khiến da bí bách, ẩm ướt và dễ bị hăm.
  • Một số sản phẩm như khăn ướt, xà phòng, sữa tắm, phấn rôm, kem dưỡng… có thể gây kích ứng da bé nếu chứa hương liệu, cồn hoặc hóa chất mạnh.
  • Khi bé đi tiêu nhiều lần trong ngày, vùng da quanh hậu môn dễ bị kích ứng và tổn thương do tiếp xúc liên tục với phân.

Việc nhận biết nguyên nhân sẽ giúp cha mẹ có cách chăm sóc, phòng ngừa và thoa kem hăm tã hiệu quả hơn, từ đó bảo vệ làn da nhạy cảm của bé yêu.

Nên dùng kem trị hăm nào cho bé?

Việc lựa chọn kem trị hăm cho bé cần đặc biệt cẩn thận, vì làn da bé rất nhạy cảm. Ưu tiên các thành phần tự nhiên như: kẽm oxit, dexpanthenol (vitamin B5), lô hội, chiết xuất hoa cúc, bơ hạt mỡ,…Tránh sản phẩm có hương liệu, chất bảo quản mạnh, corticoid, cồn gây kích ứng da.

Lựa chọn sản phẩm có xuất xứ rõ ràng, được kiểm nghiệm da liễu và được tin dùng rộng rãi. Đặc biệt là những sản phẩm của công ty nổi tiếng như: Bepanthen, Bubchen, Sudocrem, Desitin, Sanosan,…Nếu bé có làn da đặc biệt nhạy cảm, nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa trước khi sử dụng.

thuoc boi tri dut diem mun lung - 3

Nên dùng thoa kem hăm tã nào cho bé an toàn?

Cách thoa kem hăm tã đúng chuẩn cho bé

Dưới đây là cách thoa kem hăm tã đúng chuẩn cho bé giúp kem phát huy hiệu quả tốt nhất và bảo vệ làn da bé yêu an toàn:

Bước 1: Vệ sinh tay sạch sẽ

  • Một bước bắt buộc không được quên là trước khi chăm sóc da cho bé, mẹ nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn để tránh đưa vi khuẩn lên da bé.

Bước 2: Thay tã và làm sạch vùng da bị hăm

  • Tháo tã bẩn và dùng nước ấm sạch hoặc khăn ướt không mùi để lau nhẹ nhàng vùng mông, bẹn, đùi.
  • Lau nhẹ tay, không chà xát mạnh tránh làm trầy xước da bé.

Bước 3: Thấm khô hoàn toàn da bé

  • Dùng khăn mềm, sạch để thấm khô nhẹ nhàng vùng da mặc tã.
  • Đảm bảo da bé hoàn toàn khô trước khi bôi kem để tránh ẩm bí gây nặng hơn tình trạng hăm.

Bước 4: Thoa kem trị hăm

  • Lấy một lượng kem vừa đủ, không quá nhiều, không quá ít.
  • Thoa một lớp mỏng đều lên toàn bộ vùng da mặc tã, kể cả những vùng da còn bình thường để ngăn ngừa hăm lan rộng.
  • Không cần xoa quá kỹ, chỉ cần tạo một lớp màng bảo vệ là đủ.

Bước 5: Mặc tã mới thoáng khí

  • Chờ vài phút cho kem thấm nhẹ, sau đó mới mặc tã sạch.
  • Chọn tã vừa vặn, chất liệu mềm và thấm hút tốt, tránh quấn quá chặt.

Lưu ý khi thoa kem hăm tã:

  • Thoa mỗi lần thay tã, đặc biệt sau khi bé đi tiêu.
  • Không dùng chung nhiều loại kem cùng lúc để tránh kích ứng.
  • Nếu sau 3–5 ngày sử dụng mà tình trạng không cải thiện hoặc bé có dấu hiệu nặng hơn như mụn mủ, chảy dịch,…cần đưa bé đi khám.

Cách trị hăm tã cho bé yêu đúng cách 

Da trẻ có một lớp màng acid bảo vệ da và để lớp màng đó khỏe mạnh. Để giúp làn da phòng tránh bệnh thì cần độ pH5.5 để duy trì lớp màng đó. Vệ sinh sạch sẽ cho bé bằng cách thay tã thường xuyên (5-6 tã/ngày), để vùng hăm tã luôn luôn khô thoáng. Không khí lưu thông sẽ không gây khó chịu nóng bức cho bé. Sử dụng các sản phẩm tắm gội cho bé được khuyên dùng từ các Bác sĩ Nhi, chuyên da về Da liễu. Sebamed là thương hiệu nhập khẩu từ 100% Đức có độ pH5.5 lí tưởng, an toàn cho làn da của bé. Thoa một lượng kem trị hăm tã Sebamed pH5.5 vừa đủ vào vùng da quấn tã để bảo vệ. Ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào làn da mỏng manh của trẻ. Không quấn tã, dùng tã quá chật. Không lạm dụng phấn rôm để da bé luôn thông thoáng.

Vì sao nên sử dụng kem hăm tã Sebamed pH5.5 

z2909884722991 61394a64c41f6cd4ccab1b65c02dbe2c - 4

Sử dụng thoa kem hăm tã Sebamed pH5.5 hàng ngày cho trẻ

Kem trị hăm tã Sebamed pH5.5 có bảng thành phần dịu nhẹ, an toàn. Có độ pH5.5 phục hồi hàng rào bảo vệ da, làm dịu cảm giác khó chịu, kích ứng mẩn đỏ. Chiết xuất từ hoa cúc giúp làm mềm và chuyên hỗ trợ điều trị hăm tã, chàm da. Mẹ nên dùng cho bé kể cả khi chưa bị bệnh. Vì Kem hăm tã Sebamed còn giúp phòng ngừa các vấn đề khác về da cho bé. Sebamed là thương hiệu đến từ Đức nổi tiếng cho da bé được Bệnh viện phụ sản Trung Ương, bệnh viện Trung Ương Huế, Bệnh viện da liễu Trung Ương khuyên dùng cho các bệnh về da.

Hướng dẫn thoa kem hăm tã Sebamed pH5.5 đúng cách:

Việc thoa kem hăm tã đúng cách không chỉ giúp làm dịu và phục hồi làn da tổn thương của bé mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa hăm tã tái phát. Chỉ với những thao tác đơn giản nhưng đúng chuẩn mỗi lần thay tã, mẹ đã góp phần bảo vệ làn da nhạy cảm của bé luôn khô thoáng, khỏe mạnh. Hãy kiên trì và nhẹ nhàng trong từng bước chăm sóc, vì làn da của bé yêu xứng đáng được nâng niu và bảo vệ đúng cách.

Xem thêm các sản phẩm chăm sóc da bé hăm tã, tại đây:

  1. SỮA TẮM DỊU NHẸ CHO BÉ SEBAMED pH5.5 (200ml)
  2. DẦU GỘI DỊU NHẸ KHÔNG CAY MẮT TRẺ EM SEBAMED pH5.5 (500ml)
  3. SỮA DƯỠNG ẨM TOÀN THÂN DÀNH CHO TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ SEBAMED pH5.5
  4. KEM NGĂN NGỪA & CHỐNG HĂM TÃ CHO BÉ SEBAMED pH5.5