Để phòng bệnh ngoài da nên giữ bé luôn sạch sẽ và khô ráo bằng cách thay tã thường xuyên, vệ sinh rửa sạch kỹ càng cho trẻ mỗi lần thay tã. Vào mùa hè cần phòng tránh những bệnh ngoài da để bé yêu khỏe mạnh và luôn vui vẻ.
1. Hiện tượng hạt kê
Là những hạt nhỏ màu trắng đục nhô lên da, do sự ứ đọng của chất bã, hay gặp ở vùng trán, mũi, gò má, một số trẻ có thể xuất hiện ở bắp tay.
Các “hạt kê” này sẽ tự mất sau vài tuần lễ. Do vậy khi tắm cho trẻ sơ sinh, những chỗ này không nên kỳ cọ mạnh, ảnh hưởng đến da của bé.
2. Phát ban đỏ
Vài ngày sau khi chào đời, bé có thể xuất hiện những mảng ban, còn được gọi là “phát ban đỏ”. Những nốt ban trông hơi giống nốt muỗi cắn, có kèm theo đầu mủ màu trắng vàng trên mỗi nốt ban.
Ban thường nổi trên người bé nhưng cũng có khi chúng xuất hiện trên mặt, tay và chân. Những nốt ban này đến và đi trong vòng một thời gian ngắn nên bạn không cần lo lắng và cũng không cần phải điều trị cho bé.
Nên tránh cậy (hoặc ép) nốt ban vì bạn có thể khiến da bé bị nhiễm khuẩn. Chứng ban đỏ thường tự biến mất sau khi bé được khoảng 7-10 ngày tuổi.
3. Hăm tã
Có nhiều lý do gây ra chứng hăm tã, nhưng thông thường nhất là do nước tiểu của bé hoặc phần “lưu trú” lâu trong tã do các mẹ ít thay tã, để cho tã bẩn tiếp xúc với da quá lâu và từ các dấu hiệu hăm, tấy đỏ, nếu để nguyên không chữa trị, lớp da trở nên căng bóng và có thể sinh ra mụn mủ.
Cách phòng ngừa:
- Giữ cho trẻ luôn sạch sẽ và khô ráo bằng cách thay tã thường xuyên
- Vệ sinh, rửa sạch, kỹ càng cho trẻ mỗi lần thay tã
- Khi quấn tã cho trẻ, mẹ nên chú ý để tã của trẻ lỏng một chút.
- Thoa kem hăm trước khi mặc tã giúp phòng ngừa.
- Sử dụng tã có lỗ thoáng khí như vậy sẽ làm cho không khí xung quanh vùng đóng tã của trẻ lưu thông tốt hơn.
- Cố gắng để bé được “nude” mỗi ngày vài lần giúp cho da được khô thoáng.
Khi nào bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
- Trẻ bị hăm tã kéo dài trên 5 ngày, bạn đã làm theo hướng dẫn trên nhưng trẻ không khỏi
- Trẻ bị sốt
- Trẻ bị nổi nhiều mụn mủ
- Vùng hăm tã da đỏ tấy, có khuynh hướng lan rộng
- Trẻ có tiêu chảy
4. Chàm sữa (lác sữa)
Hay gặp ở trẻ sau khi sinh khoảng 6 tháng tuổi, thường xuất hiện ở mặt, hai bên má, có thể lan ra thân mình, tứ chi… Bệnh khởi đầu là những mẩn đỏ, rồi trở thành mụn nước nhỏ li ti, đỏ, nứt da, rịn nước (một số bé có da rất khô), đóng mày và tróc vảy..
Cách phòng ngừa:
- Cần vệ sinh mặt, miệng cho trẻ sau mỗi lần ăn hay bú sữa.
- Cho trẻ ăn uống như bình thường, hạn chế một số thực phẩm làm bệnh chàm của bé nặng hơn (trứng, mỡ động vật, hải sản, nội tạng động vật, …)
- Sử dụng dung dịch làm dịu da để tắm cho bé như cetaphil, Physiogel, Oilatum.
- Tránh cào gãi ở trẻ: cắt ngắn móng tay, móng chân để tránh bé ngứa gãi làm tăng nhiễm trùng da.
- Nhà ở thông thoáng, không khói thuốc, không nước hoa, không thú nuôi.
Chàm là một bệnh hay tái phát nên việc điều trị và theo dõi rất quan trọng, đặc biệt là không được tự ý dùng thuốc uống, thuốc thoa ngoài khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
5. Rôm sảy
Hiện tượng này thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ, nhất là về mùa nắng nóng ở các bé hay bị ra mồ hôi nhiều, vị trí thường thấy ở lưng, ngực, bắp tay, bắp chân.
Đây là những hạt nhỏ màu hồng, hơi cứng, đôi khi có nước. Rôm sảy là hiện tượng tuyến mồ hôi bị đè ép, bít kín lại làm mồ hôi không thoát ra ngoài được. Làm mát cơ thể giúp hạn chế rôm sảy cho bé. Với những bé bị rôm sảy, bạn nên:
- Cho bé mặc những loại trang phục mỏng, nhẹ, hút mồ hôi tốt
- Bản thân các mẹ nên tránh loại vải thô, cứng, có thể kích thích lên da bé trong quá trình bế bé
- Vào những ngày nóng, bạn nên để bé được tự do ngồi hoặc nằm chơi ở căn phòng mát, thay vì liên tục ôm ấp bé.
- Nên tắm rửa cho bé bằng một trong các thứ thuốc dân gian như lá mướp đắng, lá chè xanh…
- Thường xuyên lau người cho bé bằng khăn lạnh giúp cơ thể bé mát mẻ, hạn chế rôm sảy
- Tránh làm trầy xước các vết rôm sảy, bởi lẽ khi bị trầy xước da, dễ dẫn đến nhiễm trùng da
6. Chốc
Bệnh có biểu hiện là những nốt mụn đỏ, sau đó vỡ ra, rỉ nước trong một vài ngày và đóng vảy, thường xuất hiện ở vùng mặt, nhất là quanh mũi và miệng. Bệnh dễ lây và thường có nguyên nhân do vi khuẩn.
Làm gì để phòng chống bệnh chốc cho con:
- Giữ cho da trẻ sạch sẽ là cách tốt nhất để tránh nhiễm trùng.
- Nhẹ nhàng rửa sạch vùng bị bệnh bằng xà phòng nhẹ dưới vòi nước chảy và sau đó băng lại
- Cắt ngắn móng tay cho trẻ để trẻ khỏi cào gãi
- Khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên
7. Mụn nhọt
Là tình trạng viêm toàn bộ nang lông và tổ chức xung quanh, chủ yếu do tụ cầu gây nên.
Biểu hiện ban đầu là đỏ sưng rồi nóng gây đau nhức, dần dần mềm vỡ ra chảy mủ và thành sẹo. Mụn nhọt có thể mọc ở nhiều nơi trên cơ thể, đau nhức khiến trẻ quấy khóc, giảm mức độ ăn ngủ.
Cách phòng ngừa:
- Tắm rửa thường xuyên, nhất là vào mùa hè. Tắm cho trẻ bằng nước sạch, dùng vải mềm kỳ da, tránh làm trầy xước.
- Không dùng quá nhiều quả ngọt, nước đường. Nhiều loại quả ngon như dứa, mít, xoài, nhãn, sầu riêng, mãng cầu, chôm chôm… nhưng sinh rất nhiều nhiệt lượng.
- Trường hợp chỉ có 1-2 nhọt bắt đầu mọc, có thể bôi cồn iốt vào đúng chỗ nhọt, hoặc dùng cao tiêu nhọt dán lên. Nếu nhọt đã mềm, nên đến cơ sở y tế chích tháo mủ.
- Trường hợp nhọt mọc nhiều, nên đến bệnh viện khám tìm nguyên nhân.
- Đối với những nhọt mọc ở môi trên, cánh mũi lại càng phải thận trọng, tuyệt đối không được nặn; nên đi khám bệnh sớm, điều trị tích cực để phòng biến chứng.
Làn da trẻ vốn mềm mại và dễ bị dị ứng, điều quan trọng là bạn biết cách chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ. Nếu dấu hiệu bệnh ngoài da ở trẻ lâu ngày không hết hoặc bất thường, bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ thay vì tự mua thuốc điều trị tại nhà.
Đọc thêm:
Bí quyết giúp bé không bị hăm tã Sebamed Baby
Tại sao độ ph lại ảnh hưởng đến làn da em bé?
Xem thêm các sản phẩm chăm sóc da bé bị chàm, tại đây:
- SỮA TẮM DỊU NHẸ CHO BÉ SEBAMED pH5.5 (200ml)
- DẦU GỘI DỊU NHẸ KHÔNG CAY MẮT TRẺ EM SEBAMED pH5.5 (500ml)
- SỮA DƯỠNG ẨM TOÀN THÂN DÀNH CHO TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ SEBAMED pH5.5
Liên hệ Cty PP Độc Quyền Sebamed tại Việt Nam: Công ty TNHH MTV TM và XNK Kỳ Phong
Địa chỉ: 45 Cửu Long, Phường 2, Quận Tân Bình, TP HCM
Leave A Comment
You must be logged in to post a comment.