Da nhiễm corticoid là một tình trạng bệnh lý ở da rất phổ biến tại Việt Nam. Da nhiễm corticoid là tình trạng viêm da do lạm dụng các loại thuốc bôi hoặc mỹ phẩm chứa corticoid trong thời gian dài. Da nhiễm corticoid đặc biệt xuất hiện nhiều tại vùng mặt khiến chị em bị “xuống sắc” nghiêm trọng. Tình trạng này kéo dài dẫn đến sự lo lắng, tự ti và những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, tâm lý.
Da nhiễm corticoid là gì? Nguyên nhân do đâu?
Corticoid hay tên gọi chính xác là glucocorticoid/ Corticosteroid – một loại hormone được sản sinh ra từ lớp vỏ thượng thận. Đây là dược chất kháng viêm phổ biến trong da liễu. Tuy nhiên, việc sử dụng sai cách lại khiến da bị hư hại và viêm nhiễm nghiêm trọng.
Da nhiễm corticoid là tình trạng da bị tổn thương do tích tụ corticoid trong một thời gian dài khi bôi trực tiếp lên da. Biểu hiện thường gặp của viêm da do corticoid là mất đi hàng rào bảo vệ da, giãn mạch máu gây xung huyết khiến da đỏ, nóng, xuất hiện các mụn nhỏ li ti.
Tại Việt Nam, tình trạng sử dụng mỹ phẩm giá rẻ, không rõ nguồn gốc chứa corticoid như kem trộn, thuốc rượu rất phổ biến…
Nguyên nhân khiến da bị nhiễm corticoid là do người bệnh thoa các sản phẩm có chứa nhiều Corticoid lên cơ thể. Vì vậy, mạch máu ở dưới da bị giãn, gây xung huyết, khiến da đỏ lên, nổi mụn nhỏ. Lâu dần, vùng da tổn thương bị bào mòn, làm mất thẩm mỹ là do sử dụng các loại hóa mỹ phẩm chứa lượng corticoid vượt mức cho phép như:
- Kem trộn
- Thuốc thảo dược.
- Rượu thuốc bôi trị mụn…
- Mặt nạ thuốc bắc
- Các loại cao thoa mặt.
Ngoài ra, da nhiễm corticoid cũng có thể do người bệnh sử dụng kéo dài các thuốc có chứa corticoid theo toa cũ của bác sĩ quá thời gian chỉ định mà không tái khám.
Cách phục hồi da và điều trị da nhiễm corticoid
Lời khuyên: Cách chăm sóc da nhiễm corticoid từ Chuyên gia Da liễu
1. Giảm và giãn cách tần suất sử dụng sản phẩm chứa corticoid
Nếu da xuất hiện các dấu hiệu viêm do corticoid mức độ nhẹ, hãy ngưng ngay sản phẩm đang dùng và đến khám bác sĩ da liễu để được kiểm tra tình trạng da.
- Tuần đầu tiên, nên giảm liều lượng sử dụng các sản phẩm chứa corticoid đi 2 – 3 lần.
- Nếu da không có biểu hiện biến đổi đột ngột thì tiếp tục giảm liều lượng, giãn cách ngày dùng.
- Tiếp tục giãn tần suất sử dụng dần. Đến khi da chỉ có các triệu chứng nhiễm corticoid nhẹ thì ngưng sử dụng hẳn.
Với những trường hợp tai biến do nhiễm corticoid mức độ nặng, việc ngưng sử dụng sản phẩm đột ngột có thể gây phản ứng dữ dội ngược do tình trạng lệ thuộc. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn để được tư vấn và lựa chọn các phương pháp điều trị thích hợp.
2. Thải độc da nhiễm corticoid
Cách thải độc da do nhiễm corticoid gồm các bước cơ bản dưới đây. Người bệnh nên kết hợp uống nhiều nước và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ khi tiến hành.
- Hàng ngày, dùng 1 trong các cốc nước sau đây để kháng khuẩn: Diếp cá, trà xanh, trà hoa cúc hoặc nha đam.
- Rửa mặt bằng nước muối sinh lý hoặc các loại sữa rửa mặt không có cồn, hóa chất gây khô da.
- Sử dụng thảo dược để xông hơi từ 2 -3 lần/tuần.
- Điều trị và phục hồi da bị nhiễm corticoid bằng các dược liệu từ thiên nhiên
- Trường hợp bị viêm nhiễm: nếu bị nhiễm độc corticoid kèm theo tình trạng viêm thì da bị khô; nóng rát, nhăn nheo hoặc phù nề, có dịch vàng. Trường hợp này, người bệnh không nên áp dụng các cách chữa tại nhà mà cần tìm đến cơ sở y tế để điều trị cấp tốc.
3. Chăm sóc da nhiễm corticoid tại nhà
Bảo vệ da là bước hỗ trợ chữa trị rất cần thiết. Bởi trong quá trình điều trị, da trở nên rất yếu và nhạy cảm; những vết bong tróc và mụn nước dày đặc. Nếu không cẩn thận và bảo vệ da thật kỹ, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập; khiến da bị nhiễm trùng. Điều này cản trở quá trình tái tạo và làm lành vết thương; nếu nặng hơn sẽ khiến da bị hoại tử.
Việc chăm sóc da tại nhà cũng đóng vai trò quan trọng giúp tránh tác động tổn thương da và phục hồi da nhanh hơn, cần lưu ý một số điểm như sau:
- Vệ sinh da mỗi ngày bằng nước sạch hoặc có thể dùng thêm một số sản phẩm làm sạch da có tính tẩy rửa nhẹ nhàng, ít gây kích ứng.
- Lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da và tóc: tránh chọn các sản phẩm chứa thành phần menthol, camphor, sodium lauryl sulfate. Ngưng dùng nếu da có cảm giác châm chích, bỏng rát, khô, ngứa và bong vảy
- Hạn chế trang điểm: nên ngừng thoa bất kỳ mỹ phẩm nào lên da. Trong trường hợp bắt buộc phải trang điểm; nên dùng các sản phẩm dạng lỏng, nhẹ, tránh các sản phẩm chống nước hoặc dạng đặc.
- Hạn chế chà xát, chạm tay vào vùng da đang bị viêm kích ứng.
- Tránh các yếu tố môi trường khắc nghiệt làm nặng tình trạng đỏ; kích ứng da như nắng nóng, khô lạnh, môi trường ô nhiễm, khói bụi, nấm mốc… Khi ra đường cần phải bảo vệ da.
- Hạn chế tối đa tác động của ánh nắng mặt trời lên da: Thoa kem chống nắng; đội mũ rộng vành. Nên chọn các loại chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên; không chứa hương liệu và có các thành phần khoáng như kẽm oxide, titanium dioxide.
- Hạn chế stress: Stress có thể làm tình trạng phát ban mụn trứng cá do corticoid nặng nề hơn.
- Kiểm tra lại các thuốc đang sử dụng: Tình trạng viêm da do corticoid có thể trở nên nặng nề hơn với biểu hiện gia tăng tình trạng đỏ da nếu sử dụng một số loại thuốc tim mạch; chống trầm cảm, đau nửa đầu, vitamin B3;… Hãy trao đổi với bác sĩ đang điều trị để có lựa chọn phương pháp tối ưu nhất. Không tự ý ngưng hoặc thêm bớt thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
Tham khảo thêm các bài viết về Da nhiễm Corticoid
Quy Trình Chăm Sóc Da Nhiễm Corticoid
Leave A Comment
You must be logged in to post a comment.