Có thể nói, khuôn mặt là “bản đồ” thu nhỏ của cơ thể, phản ánh tình trạng sức khỏe bên trong qua biểu hiện bên ngoài như nổi mụn, da xỉn màu, khô ráp… Việc mụn thường xuyên xuất hiện ở một số vị trí nhất định không chỉ do chăm sóc da chưa đúng, mà còn là “tín hiệu cảnh báo” về sự mất cân bằng nội tiết, tiêu hóa, nội tạng hoặc thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Tìm hiểu ngay vị trí mụn trên mặt nói lên điều gì qua bài viết dưới đây nhé!
Mụn mọc trên trán
Những nốt mụn mọc trên trán báo động rằng hệ tiêu hoá, gan, hệ thần kinh đang gặp vấn đề, cụ thể là tại bàng quang và ruột già. Khi gan quá tải, chất độc cũng sẽ đẩy qua da. Ngoài ra, thức khuya, căng thẳng hay suy nghĩ nhiều cũng là tác nhân gây mụn ở trán. Mồ hôi, dầu thừa và bụi bẩn tích tụ ở trán cũng có thể là tác nhân.
Để giúp cải thiện hệ tiêu hoá và trị mụn trên trán, hãy tiến hành thải độc cơ thể ngay và luôn. Giảm lượng soda, đường và carbonhydrate nạp vào. Và luôn rửa mặt sau khi đổ mồ hôi nhiều nhé.

Mụn mọc ở trán
Mụn mọc giữa hai chân mày
Nguyên nhân bên trong thường liên quan đến gan, hệ thần kinh, đặc biệt khi bạn đang căng thẳng hoặc mất ngủ kéo dài, độc tố tích tụ chưa được đào thải. Nguyên nhân bên ngoài thì có thể do cạo hoặc nhổ lông mày không đúng cách, dùng sản phẩm tạo kiểu lông mày gây kích ứng.
Vậy còn chờ gì nữa mà không mau mau uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, “chia tay không đòi quà” các thức uống có cồn và chăm chỉ ăn rau xanh trái cây nhiều hơn. Ngủ đủ 7-8 tiếng, giảm stress, tẩy trang kỹ vùng lông mày, hạn chế tạo kiểu nếu đang có mụn.
Mụn mọc ở má
Đây chắc hẳn là khu vực quen thuộc mà ai cũng có thể bị mụn “xâm chiếm” ít nhất vài lần. Mụn tại vùng má là dấu hiệu cho thấy phổi và hệ hô hấp không khoẻ mạnh. Có thể là do hút thuốc lá (cả chủ động lẫn thụ động) hoặc không khí xung quanh quá ô nhiễm. Và nguyên nhân cũng có thể từ vi khuẩn trên chính chiếc điện thoại thân yêu và chiếc gối êm ái mà bạn đang “đầu ấp tay gối” hằng ngày.
Vì vậy, hãy hạn chế tiếp xúc với ô nhiễm và khói bụi, vệ sinh điện thoại, khẩu trang, vỏ gối, chăn thường xuyên.
Tăng cường uống nước ấm, ăn rau xanh, trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, kiwi.

Mụn mọc trên má
Mụn mọc ở mũi
Vị trí nổi bật nhất gương mặt, vì là nơi nổi bật nhất nên cũng liên quan đến cơ quan quan trọng nhất: tim. Vị trí này cho thấy huyết áp đang không ổn định, hoặc lượng muối nạp vào cơ thể quá nhiều. Ngoài ra, một số loại vitamin thần thánh cho tim được biết đến như Folate, vit B6 và B12 rất có thể đang thiếu.
Nghe thì đáng sợ nhưng nàng đừng lo. Trị mụn ở mũi không khó. Nên bổ sung thêm những chất bị thiếu hụt nói trên thông qua rau bi-na hay bông cải. Giảm ăn dầu mỡ và các chất béo, bổ sung thêm nhiều trái cây để huyết áp hồi phục lại trạng thái cân bằng nhé.
Mụn mọc ở cằm
Mụn mọc ở cằm phản ánh sự mất cân bằng nội tiết tố, đặc biệt trong chu kỳ kinh nguyệt, thời kỳ dậy thì hoặc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Ngoài ra, chúng cũng có thể xuất hiện vì rối loạn nội tiết do căng thẳng, ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, ít vận động hay thậm chí là chống tay, sờ tay lên cằm khiến vi khuẩn lây từ tay sang má.
Ngoài ra, mụn mọc ngay vùng này cũng là dấu hiệu của bệnh táo bón, hãy tích cực ăn nhiều rau xanh và uống trà hoặc nước ép detox cơ thể. Tập luyện thể thao, thiền, ngủ sớm để ổn định hormone tự nhiên.

Mụn mọc ở cằm
Mụn ở quanh miệng
Nguyên nhân bên trong có thể liên quan đến hệ tiêu hóa: dạ dày, ruột hoạt động không tốt hoặc bị táo bón. Bên cạnh đó, ăn đồ cay, nóng, dầu mỡ thường xuyên cũng là một trong những yếu tố gây ra tình trạng này.
Nguyên nhân bên ngoài là không lau miệng kỹ sau khi ăn, vi khuẩn tích tụ, thoa son dưỡng hoặc son môi chứa hương liệu gây kích ứng.
Giải pháp cho vấn đề này cũng khá đơn giản, uống nhiều nước, ăn thực phẩm mát như rau má, diếp cá. Vệ sinh miệng kỹ, chọn mỹ phẩm môi dịu nhẹ và không hương liệu mạnh.
Xem thêm các cách trị mụn hiệu quả tại:
Nguyên Nhân Gây Mụn Và Cách Chăm Sóc Da Mụn
ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN
You must be logged in to post a comment.