Bệnh Chàm làm cho da đỏ lên, có vảy và ngứa. Bác sĩ có thể nói nó là một dạng của bệnh viêm da. Chàm da có thể xuất hiện ở một số vị trí trên cơ thể và có nhiều loại khác nhau gây ra các triệu chứng khác nhau. Nếu Chàm xuất hiện trên da mặt, nó có thể sẽ gây ra cấc mảng đỏ, mụn nhỏ và da bong tróc. Khi gãi quá nhiều, vùng da đang tổn thương có thể bị thâm, dày lên và nặng hơn là sẽ bị nhiếm khuẩn da.

Các Bác sĩ không biết chính xác nguyên nhân gây ra bệnh Chàm da, nhưng nghiên cứu cho thấy rằng người có gia đình có người thân mắc bệnh Chàm, hen suyễn, mề đay, dị ứng…thì khả năng mắc bệnh Chàm cao hơn. Và khi tiếp xúc các yếu tố thuận lợi bên ngoài như: hoa chất, chất tẩy rửa, lông thú,…sẽ khởi phát bệnh Chàm da.

 

I/ Điều trị:

Điều trị bệnh Chàm da không thể một sớm một chiều, nó đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh. Với sự giúp đỡ của bác sĩ, bạn có thể kiểm soát và giảm bớt các triệu chứng khi mắc phải.

1/ Kem steroid

Đây là một phần quan trọng của điều trị bệnh chàm. Kem steroid không kê đơn có thể giúp chữa da mẩn đỏ, ngứa. Sử dụng bôi thuốc một hoặc hai lần một ngày trong vài tuần. Nếu điều đó không đủ hiệu quả, có thể cần một loại steroid được Bác sĩ kê toa mạnh hơn. Tuy nhiên, chỉ sử dụng nó trong thời gian ngắn vì nó có thể làm mỏng da, teo da, mất sắc tố da nếu dùng trong thời gian dài.

2/Thuốc ức chế calcineurin

 Bác sĩ có thể kê đơn những loại này thay vì kê toa kem steroid. Các loại kem và thuốc mỡ này ngăn chặn các hóa chất có thể làm bùng phát bệnh chàm. Chúng đặc biệt được sử dụng để điều trị bệnh chàm da trên mặt, bao gồm mí mắt, cổ và các nếp gấp trên da.

3/Quang trị liệu (liệu pháp ánh sáng)

Khi các loại kem và thuốc mỡ bôi tại chỗ không có hiệu quả, thì phương pháp Quang trị liệu có thể sẽ hữu ích với bệnh Chàm da ở mức dộ trung bình đến nặng. Phương pháp này chỉ được phép thực hiện khi đi thăm khám tại các cơ sở chuyên môn Y Tế và theo sự chỉ định của Bác sĩ để đảm bảo mức độ hiệu quả, an toàn. Vì sử dụng loại điều trị này trong thời gian dài có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư da

II/Chăm sóc da mặt bị bệnh Chàm

1/ Dưỡng ẩm

Cách tốt nhất để giữ cho da của bạn không bị khô là dùng thuốc mỡ và kem dưỡng ẩm có độ pH5.5. Vì chỉ ở độ pH này lớp màng acid bảo vệ da mới có thể chóng lại các nhân gây hại cho da. Khi sử dụng kem dưỡng ẩm có độ pH quá cao hay quá thấp sẽ phá vỡ cấu trúc da, da sẽ không còn khả năng chống lại các tác nhân kích ứng gây lên bệnh Chàm. Vì thế phải chọn kem dưỡng da có độ pH5.5 để duy trì lớp màng bảo vệ da, giúp ngăn ngừa tái phát bệnh Chàm da.

Thời điểm tốt nhất để làm điều này là ngay sau khi bạn rửa mặt.

2/Làm sạch nhẹ nhàng

Xà phòng có thể gây kích ứng da, nhưng chỉ rửa bằng nước thôi là chưa đủ, đặc biệt nếu da mặt bạn là da dầu. Thay vào đó, hãy sử dụng sữa rửa mặt nhẹ nhàng không chứa xà phòng, có độ pH5.5 để duy trì lớp màng bảo vệ da, và không gây khô rát da mặt.

3/Ổn định nhiệt độ và độ ẩm

Chỉ sử dụng nước mát hoặc ấm để rửa mặt, không dùng nước nước. Tránh tiếp xúc nơi quá nóng hoặc các hoạt động làm đổ mồ hôi, vì mồ hôi sẽ gây ngứa ngáy và làm tình trạng bệnh Chàm da tệ hơn.

Không khí quá khô hoặc quá ẩm cũng có thể gây kích ứng bệnh Chàm da.

4/ Chống nắng cho da

Bệnh Chàm da trên da mặt sẽ tồi tệ hơn khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, vì các tia tử ngoại sẽ làm tổn thương trầm trọng vùng da đang bị bệnh. khi ra ngoài hãy che chắn để tránh ánh nắng mặt trời như: khẩu trang, mũ rộng vành,…Sử dụng kem chống nắng, viên uống chống nắng là một cách hiệu quả