Bệnh Chàm da có thể ảnh hưởng đến cuộc sống mỗi người, bao gồm cả công việc hằng ngày, nhất là khi vùng Chàm da xuất hiện trên tay.

Các vết thương do bệnh Chàm da gây ra sẽ gây ngứa, nóng rát, rịn nước, chảy dịch có thể khiến người bệnh khó sử dụng tay. Trong thời gian bùng phát, người bệnh khó có thể hoàn tất các công việc như bình thường mà họ hay làm, dẫn đến hiệu suất công việc giảm.

Khi đó họ cần nghỉ ngơi trong khi điều trị. Và một vấn đề xảy ra là người bệnh sẽ lo lắng về những suy nghĩ của đồng nghiệp khi họ mắc bệnh Chàm da, có khả năng dẫn đến tự ti, mặc cảm.

1/ Nói với đồng nghiệp về bệnh mình đang mắc phải

Đồng nghiệp có thể không biết rằng bệnh Chàm da là một bệnh mãn tính về da và không lây ngay cả khi tiếp xúc.

Hãy trò chuyện về cảm giác xấu hổ, tự ti về làn da hoặc các vấn đề mà bệnh Chàm da gây ra, để đồng nghiệp có thể thông cảm và hiểu được những gì bạn đang gặp phải. Đừng ngại nhờ người khác khi cần giúp đỡ. Vì bạn sẽ cảm thấy tốt hơn khi có người chia sẻ với mình và dễ dàng vượt qua các cơn tái phát của bệnh Chàm da một cách nhẹ nhàng.

2/ Kiểm soát các tác nhân gây kích ứng

Khi không biết mình dị ứng với tác nhân nào, hãy gặp Bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được kiểm tra và tìm xem bạn có bị dị ứng nào gây ra bệnh Chàm da không.

Trên da chúng ta có một lớp màng acid bảo vệ da, và độ pH sẽ duy trì lớp màng bảo vệ da hoạt động tốt nhất. Tiến sĩ-Bác sĩ Heinz Maurer (Đức) đã chứng minh, chỉ khi ở độ pH5.5thì lớp màng acid này mới được duy trì và bảo vệ, giúp da luôn khỏe mạnh. Khi sử dụng hay tiếp xúc các sản phẩm quá acid hay quá kiềm thì lớp màng bảo vệ da sẽ bị phá vỡ.

Sự thay đổi pH làn da sẽ làm suy yếu chức năng bảo vệ tự nhiên của lớp màng acid của da, da trở nên khô, thô ráp và nhạy cảm, giảm hoặc không còn khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, các tác nhân của môi trường, chất kích ứng gây dị ứng – nguyên nhân trực tiếp làm bệnh Chàm tái phát.

Các tác nhân gây bệnh chàm thường gặp bao gồm:

  • Tiếp xúc thường xuyên với hóa chất: như nước rửa bát, xà phòng giặt đồ, các sản phẩm kháng khuẩn, chất tẩy rửa hoặc các sản phẩm khác có chứa cồn hoặc dung môi có độ kiềm cao sẽ phá vỡ sự cân bằng pH của da.
  • Sự thay đổi đột ngột nhiệt độ, thời tiết của môi trường cũng khiến làn da nhay cảm đang bị suy yếu hàng rào bảo vệ da, không thể chống lại các tác nhân đó được cũng sẽ gây nên bệnh Chàm da
  • Sợi len, quần áo thô ráp, bụi bẩn, phấn hoa, lông thú,…cũng là tác nhân gây dị ứng cho làn da
  • Các loại thúc ăn như: đậu phộng, hải sản, trứng…cũng có thể gây kích ứng dị ứng bệnh Chàm của bạn.

3/ Chăm sóc bản thân

Thói quen hàng ngày là một trong những cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh chàm. Điều đó cũng có thể giúp bạn hoàn thành công việc dễ dàng hơn.

Khi bạn rửa tay, hãy dùng nước ấm thay vì nước nóng và chỉ sử dụng nước rửa tay có độ pH5.5, không kiềm, không có mùi thơm.

Sau khi rửa tay, thấm khô tay (thay vì chà bằng khăn hoặc dùng máy sấy nóng) và thoa kem dưỡng ẩm ngay sau đó. Hãy sử dụng kem dưỡng ẩm có độ pH5.5 để phục hồi lại hàng rào bảo vệ da, giúp ngăn ngừa tái phát bệnh Chàm da.

Mang theo kem dưỡng ẩm và thuốc chữa bệnh chàm khi đi làm để không làm gián đoạn việc chăm sóc da của bạn, vì bạn có thể quên chúng ở nhà.

Nếu bệnh chàm của bạn ảnh hưởng đến công việc hoặc sinh hoạt hằng ngày quá mức. Hãy đến gặp bác sĩ da liễu, chuyên gia về Da liễu để được tư vấn và thăm khám. Họ có thể giúp bạn tìm cách ngăn chặn cơn bùng phát và nhận được phương pháp điều trị phù hợp với bạn và mang lại hiệu quả cao nhất.

 

SEBAMED- Thương hiệu Dược mỹ phẩm được các Bác Sĩ Da Liễu hàng đầu trên thế giới khuyên dùng.

Từ những năm 1950, Tiến sĩ Heinz Maurer, người có cái nhìn sâu sắc và đúng đắn về cách tắm và làm sạch của con người trong hơn 2000 năm qua. Tại thời điểm đó, ông chính là Bác sĩ tại bệnh viện Đại Học Born ở Đức, ông chữa trị cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh da liễu, đặc biệt là bệnh Chàm da – căn bệnh không được phép tiếp xúc với nước, hay các chất vệ sinh, ông đã tận mắt chứng kiến sự đau đớn của nhiều bệnh nhân. Đó chính là lý do ông bắt đầu cuộc nghiên cứu của mình và cho ra đời các sản phẩm chuyên dụng cho bệnh nhân mắc các bệnh Da liễu như: da Chàm, mụn, viêm da cơ địa…

Kết quả thử nghiệm trên người bệnh đã cho kết quả rất thành công, họ không còn bị ngứa ngáy, khô da hay bong tróc. Thay vào đó là cảm giác dịu nhẹ, làn da cải thiện và tương thích với các phương pháp điều trị của bác sĩ. Chiếc bánh xà phòng đầu tiên “soap without soup” có độ pH 5.5 ra đời từ đó, phù hợp với các bệnh nhân da liễu, giúp bảo vệ và phục hồi lớp vỏ axit của da.

Sau thành công này, ông tiến hành tiếp hàng loạt thí nghiệm khác về da và trở thành người tiên phong chăm sóc bệnh nhân da liễu.

SỮA DƯỠNG THỂ CẤP ẨM TOÀN THÂN CHO DA NHẠY CẢM SEBAMED pH5.5

Công dụng của Sữa dưỡng thể cấp ẩm toàn thân cho da nhạy cảm Sebamed pH5.5

  • Hỗ trợ cấp ẩm và phục hồi làn da chàm, vẩy nến hay viêm da cơ địa
  • Được đặc chế theo công thức riêng biệt, độc đáo giúp nuôi dưỡng và cung cấp độ ẩm
  • Phục hồi khi làn da bị thô ráp, tổn thương đặc biệt da chàm, vẩy nến hoặc viêm da cơ địa nhờ có pH5.5
  • Công thức tự nhiên từ hoa cúc (camomile) và Allantoin giúp làm dịu và mang lại làn da mịn màng sau khi sử dụng
  • Độ pH5.5 ổn định giúp cân bằng, tái tạo lớp màn acids của làn da tạo thành một lớp màn bảo vệ khỏe mạnh phòng ngừa các loại vi khuẩn, virut có hại xâm nhập vào da, có thể gây tổn thương và viêm da
  • Không gây nhờn rít, khả năng thẩm thấu nhanh. Không chứa parabens
  • Giữ ẩm rất lý tưởng cho việc chăm sóc cơ thể hàng ngày

Cách dùng:

 

 

  • Lấy một lượng kem ra lòng bàn tay. Áp kem đều lên các vùng trên cơ thể, thoa nhẹ nhàng và lan đều theo chuyển động tròn để kem được thẩm thấu dễ dàng
  • Luôn theo quy tắc “đi ngược chiều lão hóa”. Tức là bạn bôi dưỡng thể theo chiều từ dưới lên để thao tác này có thể nâng cơ của bạn lên, tránh bị chảy xệ
  • Khi thoa lotion hãy chú ý vào những vùng da khô nhất, đó là khuỷu tay, bàn chân, đầu gối
  • Thoa đều đặn ít nhất 2 lần 1 ngày để thấy được hiệu quả nhanh chóng nhất