Trong các loại da, da nhạy cảm có thể xem là một trong những loại da khó chiều nhất. Làn da này dễ dàng bị tác động, khiến chúng luôn phải đối mặt với các nguy cơ kích ứng thường xuyên, nhạy cảm bởi nhiều lý do, ở mọi thời điểm trong cuộc đời, từ khi còn nhỏ cho đến khi lớn tuổi. Các triệu chứng có thể xuất hiện ở mặt, cơ thể và da đầu, bao gồm các vết mẩn đỏ, vảy và sưng phồng. Trong bài viết này, hãy cùng khám phá những điều cần biết về da nhạy cảm, từ nguyên nhân, cách nhận biết đến bí quyết chăm sóc đúng cách nhé.
Da nhạy cảm là gì?
Da nhạy cảm là tình trạng làn da dễ bị kích ứng hoặc phản ứng quá mức với các yếu tố bên ngoài như mỹ phẩm, thời tiết, ánh nắng, ô nhiễm môi trường hoặc thậm chí là nước nóng, ma sát. Làn da nhạy cảm thường mỏng, yếu và có hàng rào bảo vệ da kém, khiến nó dễ bị khô rát, ngứa, đỏ ửng, bong tróc hoặc nổi mụn li ti khi tiếp xúc với các tác nhân gây hại.
Đây không phải là một loại da cố định như da dầu hay da khô, mà là một tình trạng có thể xuất hiện ở bất kỳ loại da nào, đặc biệt là khi làn da bị tổn thương hoặc mất cân bằng. Da nhạy cảm có thể xuất hiện ở nhiều vùng khác nhau như da tay, da đầu chứ không riêng gì da mặt.
Dấu hiệu nhận biết da nhạy cảm
Bạn vẫn còn đang phân vân không biết da mình có phải da nhạy cảm không, hay chỉ đơn giản là bị kích ứng tạm thời, thì hãy cùng điểm qua những biểu hiện phổ biến sau đây để giúp bạn nhận biết làn da nhạy cảm:
Dễ bị mẩn đỏ: Da thường xuyên ửng đỏ, đặc biệt sau khi rửa mặt, tắm nước nóng hoặc tiếp xúc với mỹ phẩm.
Cảm giác châm chích, nóng rát: Khi sử dụng sản phẩm dưỡng da mới, da có thể bị rát, ngứa hoặc châm chích khó chịu.
Khô và bong tróc: Làn da thiếu ẩm, dễ bong vảy, sần sùi, đặc biệt vào mùa đông hoặc khi thời tiết thay đổi.
Thường xuyên nổi mụn li ti hoặc phát ban nhẹ: Da dễ phản ứng với các yếu tố bên ngoài bằng cách nổi mụn nhỏ, mụn nước hoặc phát ban.
Dễ bị kích ứng với mỹ phẩm hoặc sản phẩm tẩy rửa: Da phản ứng tiêu cực với nước hoa, cồn, chất tạo bọt, hoặc sản phẩm chứa nhiều hoạt chất mạnh.
Thấy rõ mao mạch dưới da: Do da mỏng và yếu, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy các mạch máu nhỏ li ti trên da mặt.
Dễ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời: Da nhạy cảm thường phản ứng mạnh với tia UV, dễ bị bỏng nắng, ửng đỏ hoặc rát da chỉ sau thời gian ngắn tiếp xúc với ánh nắng, ngay cả khi trời không quá nắng gắt.
Nếu bạn gặp nhiều dấu hiệu trên cùng lúc và kéo dài, có thể bạn đang sở hữu làn da nhạy cảm và cần chế độ chăm sóc đặc biệt.
Các nguyên nhân khiến làn da nhạy cảm
Da nhạy cảm thường do cả nguyên nhân bên trong lẫn nguyên nhân bên ngoài, cụ thể như:
Nguyên nhân bên trong
Cơ địa di truyền: Một số người bẩm sinh đã có làn da mỏng, yếu, khả năng bảo vệ kém nên dễ bị kích ứng.
Tuổi tác: Làn da trẻ sơ sinh mỏng hơn và hàng rào bảo vệ da thì bị hạn chế hơn của người lớn, làm làn da trở nên nhạy cảm hơn đối với các ảnh hưởng của chất hóa học, vật lý và vi khuẩn. Ngược lại, vì da già đi, toàn bộ các chất cấu thành da, chức năng của màng hydrolipid và các màng axit bảo vệ bị giảm sút, dẫn đến mất cân bằng pH và gia tăng sự mất nước. Điều này có thể dẫn đến việc da bị lão hóa trở nên nhạy cảm với các sản phẩm có tính kiềm cao như xà phòng.
Mất cân bằng hooc môn: kết quả của sự căng thẳng hay quá trình mang thai, kinh nguyệt, dậy thì hay mãn kinh, có thể làm giảm tính hiệu quả của hàng rào chức năng của da.
Kích ứng với hương liệu, chất tạo màu: Một số người có thể phải chịu đựng làn da nhạy cảm và kích ứng, cụ thể như những người có làn da khô hay da bị tổn thương, bị bệnh Atopic Dermatitis, mụn và trứng cá đỏ. Các trường hợp trên đều có thể là phản ứng lại với các chất kích thích như nước hoa và chất tạo màu.
Dị ứng với các loại thức ăn: các thực phẩm như đường, bơ sữa, chất phụ gia và trứng nhưng không được chẩn đoán và không được điều trị có thể dẫn đến da bị viêm và phát ban.
Tâm lý, stress: Căng thẳng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe làn da, khiến da yếu đi và dễ phản ứng tiêu cực.
Thiếu hụt dinh dưỡng: Thiếu vitamin A, C, E, kẽm… có thể làm hàng rào bảo vệ da suy giảm, dẫn đến nhạy cảm. Đổ mồ hôi quá nhiều hoặc thiếu nước cũng có thể làm da bị khô.
-
Nguyên nhân gây ra da nhạy cảm
Nguyên nhân bên ngoài
Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp: Sản phẩm chứa cồn, hương liệu, paraben, axit mạnh… có thể gây kích ứng cho da nhạy cảm.
Tác động từ môi trường: Khói bụi, ô nhiễm, nhiệt độ thay đổi đột ngột, gió mạnh hoặc ánh nắng gay gắt đều có thể khiến da phản ứng.
Chăm sóc da sai cách: Tẩy tế bào chết quá nhiều, rửa mặt bằng nước quá nóng hoặc không dưỡng ẩm đầy đủ sẽ làm da yếu đi.
Lạm dụng các liệu trình làm đẹp: Peel da, laser, lăn kim hoặc các thủ thuật xâm lấn nếu không phù hợp có thể khiến da tổn thương và nhạy cảm hơn.
Dùng thuốc bôi/thuốc uống lâu dài: Một số loại thuốc (như corticoid) có thể gây mỏng da, khiến da trở nên dễ kích ứng.
Cách chăm sóc da nhạy cảm
Làm da nhạy cảm rất dễ xảy ra bất kì kích ứng nếu không được chăm sóc cẩn thận. Vì thế cần hết sức lưu ý những nguyên tắc sau đây khi chọn lựa mỹ phẩm cũng như giữ gìn làn da luôn ở trạng thái tốt nhất mỗi ngày:
Chọn cách chăm sóc da nhạy cảm phù hợp
- Khi rửa mặt không nên chà xát quá mạnh sẽ khiến da bị tác động, dễ bong lớp biểu bì bảo vệ da trên cùng, khiến da ngày càng mỏng.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên để tái tạo làn da khỏe mạnh.
- Dùng kem chống nắng trước khi ra ngoài trước 30 phút để bảo vệ làn da khỏi tia tử ngoại.
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, nhiều chất xơ và cung cấp đủ các loại vitamin, axit béo, kẽm, chất chống oxy hóa… để làn da luôn được cung cấp dưỡng chất, khỏe mạnh hơn.
-
Sebamed – giải pháp tối ưu cho làn da nhạy cảm và các bệnh lý về da
Lưu ý những chất dễ gây dị ứng nhiều
- Nickel (xuất hiện nhiều ở đồ trang sức mỹ kim, khuy áo).
- Neomycin (kháng sinh có chứa trong thuốc mỡ trị phỏng da).
- Formaldehyde (được sử dụng làm chất bảo quản trong các sản phẩm chăm sóc da).
- Tinh chất nước hoa (chứa trong mỹ phẩm).
Nghiên cứu kỹ sản phẩm trước khi dùng
Khi nhận biết được loại da nhạy cảm của mình, hãy luôn kiểm tra khả năng thích ứng của da trước khi sử dụng lên toàn bộ vùng mặt và tay chân. Bạn có thể cho 1 lượng nhỏ sản phẩm vào khu vực cổ tay và kiểm tra trong vòng 24 giờ tiếp theo. Nếu thấy ổn định thì có nghĩa làn da nhạy cảm của bạn phù hợp với loại sản phẩm này.
Chọn những loại sản phẩm dành riêng cho da nhạy cảm
Làn da nhạy cảm rất dễ bị nổi mụn. Vì vậy, tốt nhất là bạn chỉ nên sử dụng những sản phẩm chăm sóc da hàng ngày đơn giản, như sữa rửa mặt dịu nhẹ dành cho da nhạy cảm. Chọn các sản phẩm mà trên tem nhãn có ghi rõ “for sentitive skin” hoặc “dành cho da nhạy cảm” thì khả năng phù hợp và an toàn cho da là rất cao.
Chẳng hạn như sản phẩm: Sữa rửa mặt và tắm toàn thân cho Da nhạy cảm Sebamed pH5.5
Sản phẩm có xuất xứ từ Đức và có độ pH5.5 chuyên chăm sóc cho da nhạy cảm và các bệnh lý về da như chàm; nó có tác dụng làm sạch; cân bằng pH. Bảo vệ lớp màng acid của da làm tăng khả năng tự bảo vệ của da. Đây là một sản phẩm chuyên biệt và đầu tiên được cả hai; Chứng nhận Da Liễu và Kiểm nghiệm lâm sàng, rất được các Bác sĩ da liễu thế giới khuyên dùng.
-
Sữa rửa mặt và tắm toàn thân Sebamed pH5.5
Công dụng của Sữa rửa mặt và tắm toàn thân Da nhạy cảm Sebamed
- Không chứa xà phòng và alkali.
- Là sữa rửa mặt và sữa tắm.
- Không chứa xà phòng, chứa pH5.5 giúp duy trì và cân bằng độ ẩm tự nhiên của da.
- Được kiểm nghiệm da liễu và chứng nhận lâm sàng sữa rửa mặt hỗ trợ cho da bị viêm; bị mụn, bệnh chàm, bệnh vảy nến, viêm da tiếp xúc, các bệnh nấm da.
- Rửa sạch sâu lỗ chân lông.
- Cung cấp chất dưỡng ẩm tự nhiên, Allantoin và Pentavitin giúp da mềm mượt và mịn màng.
- Panthenol giúp tái tạo sinh da mới nhanh hơn.
Làn da nhạy cảm đòi hỏi sự thấu hiểu và chăm sóc đặc biệt hơn so với các loại da khác. Việc nhận biết đúng các dấu hiệu, hiểu rõ nguyên nhân gây nhạy cảm và xây dựng thói quen chăm sóc da phù hợp sẽ giúp bạn hạn chế kích ứng, duy trì làn da khỏe mạnh, mềm mại và đều màu. Hãy lắng nghe làn da của mình mỗi ngày và lựa chọn sản phẩm, lối sống một cách thông minh để bảo vệ và nuôi dưỡng làn da nhạy cảm một cách an toàn, bền vững.
ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN
You must be logged in to post a comment.