Cách giảm ngứa bệnh Chàm da là vấn đề được nhiều người quan tâm. Về bản chất, bệnh Chàm da khiến bạn gãi nhiều để giảm ngứa, càng gãi càng có thể làm cho tình trạng ngứa và bệnh chàm của bạn trở nên tồi tệ hơn. Một số người bệnh còn gãi nhiều đến nỗi trợt lở, rách da, chảy máu và có thể nhiễm trùng da. Khi không thể chịu nổi ngứa, hãy thử những cách sau để giảm ngứa nhanh và làm dịu da của bạn được tổng hợp bởi Sebamed.

1. Bệnh Chàm da là gì?

Bệnh Chàm da hay còn gọi Ezema, là một nhóm các tình trạng viêm da phổ biến, gây ra các triệu chứng như ngứa, đỏ, khô và kích ứng da. Đây còn được gọi là viêm da dị ứng hoặc viêm da cơ địa, thường bắt đầu từ thời kỳ sơ sinh hoặc thơ ấu và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành, nhưng cũng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

Về bản chất, bệnh chàm là tình trạng viêm lớp nông của da dưới dạng cấp tính hoặc mãn tính, với biểu hiện điển hình là các mảng đỏ, mụn nước nhỏ, ngứa và có thể gây tổn thương da khi gãi nhiều. Nguyên nhân gây bệnh thường liên quan đến sự suy yếu hàng rào bảo vệ da, kết hợp với yếu tố di truyền, dị ứng và các tác nhân môi trường như bụi nhà, phấn hoa, dị ứng thực phẩm.

Bệnh chàm không lây lan và chưa có cách chữa trị dứt điểm, nhưng các triệu chứng có thể được kiểm soát hiệu quả bằng cách điều trị và phòng tránh các tác nhân gây dị ứng.

Có thể hiểu đơn giản rằng bệnh chàm là một bệnh viêm da mạn tính hoặc cấp tính, gây tổn thương da với các triệu chứng ngứa, đỏ, khô, kích ứng, thường liên quan đến yếu tố dị ứng và suy giảm chức năng hàng rào bảo vệ da

>>> Có thể bạn quan tâm: Bệnh chàm là gì?

2. Các cách để giảm ngứa nhanh và làm dịu da khi bị bệnh chàm da

2.1. Làm lạnh vùng da bị bệnh chàm

Chườm nhanh để làm mát vùng da đang bị ngứa do bệnh Chàm da bằng cách làm ướt khăn hoặc gạc với nước lạnh. Để giảm đau, ngứa mức độ dữ dội hơn, hãy lấy một túi đá hoặc cho một hoặc hai viên đá vào túi nhựa nhỏ (để hứng nước khi nó tan ra). Hơi lạnh giúp làm tê khu vực này, nhưng có thể mất đến 10 phút để điều này có hiệu quả. Tuy nhiên, các bạn cũng không nên chườm quá 10 phút để tránh bỏng lạnh.

2.2. Kem dưỡng ẩm dày

Bỏ qua kem dưỡng da mỏng và chọn kem hoặc thuốc mỡ chuyên biệt dùng để hỗ trợ điều trị và chăm sóc da bị bệnh chàm da. Khi bạn mua sắm, hãy tìm những từ như “kem bảo vệ da” và “điều trị da” trên nhãn. Một số loại kem có tác dụng tốt đối với người bị bệnh chàm ngứa có thành phần gọi là ceramides

2.3. Bôi kem chứa Hydrocortisone không kê đơn

Bạn nên áp dụng cách này ngay sau khi cảm thấy ngứa xuất hiện, cách này sẽ làm cơn ngứa ngáy không trở nên tồi tệ hơn. Nhưng đừng lạm dụng nó, vì tất cả các steroid, hydrocortisone có thể có tác dụng phụ. Hãy sử dụng theo đúng liều lượng đã được chỉ dẫn

Ngứa do bệnh chàm da

Bôi kem chứa Hydrocortisone không kê đơn để giảm ngứa do bệnh chàm da.

2.4. Ngâm mình và thư giãn

Ngâm mình cũng là một cách giảm ngứa hiệu quả. Đầu tiên, hãy ngâm mình trong bồn nước ấm trong 15 phút để bù nước. (Có thể thêm bột yến mạch xay vào nước trong bồn tắm để làm dịu da hơn) Sau đó dùng khăn mềm thấm nhẹ lên da và không chà sát mạnh, thoa kem cortisone và tiếp theo bằng kem dưỡng ẩm có độ pH 5.5 để phục hồi hàng rào bảo vệ da đang bị tổn thương.

2.5. Dùng gạc ướt

Với bệnh nhân bị bệnh Chàm da nặng hoặc mới điều trị có thể sẽ bị ngứa dữ dội, hãy thêm một bước nữa sau khi tắm xong để làm giảm ngứa. Đặt một lớp gạc hoặc vải đã được làm ẩm lên vùng da đang bị tổn thương do bệnh Chàm da của bạn. Rồi phủ lên đó một lớp vải khô. Giữ chúng trong vài giờ hoặc để qua đêm để giúp giữ ẩm, làm mát, và giúp hấp thụ kem tốt hơn. Và khi bạn thực hiện cách này hãy nói với Bác sĩ đang điều trị để được tư vấn kỹ hơn.

2.6. Thuốc kháng histamine

Các Bác sĩ thường kê thuốc kháng Histamine trong đơn thuốc trị bệnh Chàm da. Dùng Histamine sẽ hỗ trợ giảm ngứa cho người bệnh. Bên cạnh đó tác dụng phụ của thuốc là gây buồn ngủ, lợi dụng tác dụng phụ này Bác sĩ muốn bệnh nhân dễ ngủ vào ban đêm, hạn chế việc gãi nhiều. Nhưng điều đó có thể không hữu ích vào ban ngày, nhất là khi bạn có công việc cần sự tỉnh táo như lái xe, dạy học,…Nên nếu trong trường hợp đó bạn hãy nói với Bác sĩ để được kê loại không có tác dụng phụ buồn ngủ.

2.7. Melatonin

Đây là một loại hormone cơ thể tạo ra để kích hoạt giấc ngủ, giúp chúng ta đi vào giấc ngủ vào ban đêm. Bạn có thể bổ sung thêm để ngủ ngon, tránh bị cơn ngứa làm phiền. Bạn có thể mua chúng ở câc Nhà thuốc và Dược sĩ sẽ tư vấn tùy tình trạng của bạn.

2.8. Thiền và thư giãn

Ngồi thiền để chống lại căng thẳng, tác nhân gây ngứa chàm da mạnh, giúp thư giãn tinh thần, thoải mái. Cơ thể sẽ tiết ra những hóc môn giúp tinh thần tích cực, hệ miễn dịch làm việc hiệu quả hơn và hỗ trợ ức chế tình trạng viêm.

2.9. Kiểm soát gãi

Gãi có thể trở thành một thói quen giống như việc cắn móng tay. Thậm chí khi không ngứa cũng gãi, nên việc gãi khi ngứa như một phản xạ tự nhiên. Nhưng nó sẽ khiến cho bệnh Chàm da của bạn tồi tệ hơn. Đánh lạc hướng bản thân bằng cách làm một việc gì đó khi bạn muốn gãi; chơi một chò chơi, hoặc đơn giản là năm chặt tay lại, đan xen hai bàn tay lại với nhau tới khi cảm giác muốn gãi biến mất.

Ngứa do bệnh chàm da

Ngừng gãi khi bị bệnh chàm da để tránh da bị tổn thương.

3. Lưu ý khi áp dụng giảm ngứa do chàm da

Khi áp dụng các biện pháp giảm ngứa do bệnh chàm da, với trường hợp chàm nặng hoặc tái phát nhiều lần, nên đến bác sĩ để được hướng dẫn điều trị chuyên sâu, có thể dùng liệu pháp băng ướt hoặc quang trị liệu dưới sự giám sát chuyên môn.

Khi giảm ngứa do chàm da cần kết hợp chăm sóc da đúng cách, dùng thuốc theo chỉ định, tránh các tác nhân kích thích và không gãi để phòng ngừa tổn thương và nhiễm trùng

4. Sản phẩm phù hợp cho bệnh chàm da

Các bạn nên sử dụng sản phẩm có độ pH để phù hợp bảo vệ lớp màng da, ví dụ như là:

4.1. Sữa dưỡng thể cho da nhạy cảm Sebamed pH5.5

Công dụng của Sữa dưỡng thể cho da nhạy cảm Sebamed pH 5.5

  • Hỗ trợ cấp ẩm và phục hồi làn da chàm, vẩy nến hay viêm da cơ địa
  • Được đặc chế theo công thức riêng biệt, độc đáo giúp nuôi dưỡng và cung cấp độ ẩm
  • Phục hồi khi làn da bị thô ráp, tổn thương đặc biệt da chàm; vẩy nến hoặc viêm da cơ địa nhờ có pH 5.5
  • Công thức tự nhiên từ hoa cúc Camomile và Allantoin giúp làm dịu và mang lại làn da mịn màng sau khi sử dụng
  • Độ pH5.5 ổn định giúp cân bằng, tái tạo lớp màn acids của làn da; tạo thành một lớp màn bảo vệ khỏe mạnh phòng ngừa các loại vi khuẩn, virut có hại xâm nhập vào da; có thể gây tổn thương và viêm da
  • Không gây nhờn rít, khả năng thẩm thấu nhanh. Không chứa parabens
  • Giữ ẩm rất lý tưởng cho việc chăm sóc cơ thể hàng ngày
Sữa dưỡng thể cho da nhạy cảm Sebamed pH5.5

Sữa dưỡng thể cho da nhạy cảm Sebamed pH 5.5.

4.2. Cách dùng Sữa dưỡng thể cho da nhạy cảm Sebamed pH 5.5

  • Lấy một lượng kem ra lòng bàn tay. Áp kem đều lên các vùng trên cơ thể, thoa nhẹ nhàng và lan đều theo chuyển động tròn để kem được thẩm thấu dễ dàng
  • Luôn theo quy tắc “đi ngược chiều lão hóa”. Tức là bạn bôi dưỡng thể theo chiều từ dưới lên để thao tác này có thể nâng cơ của bạn lên; tránh bị chảy xệ.
  • Khi thoa lotion hãy chú ý vào những vùng da khô nhất, đó là khuỷu tay, bàn chân, đầu gối,… là những vùng da thâm, da dày sừng, hay bị ngứa và tổn thương.
  • Thoa đều đặn ít nhất 2 lần 1 ngày để thấy được hiệu quả nhanh chóng.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin có trong trang web này mang tính chất chung và chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin. Không nhằm thay thế cho lời khuyên của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế khác của bạn. Không có tuyên bố nào trên trang web này là khuyến nghị về cách điều trị bất kỳ bệnh tật hoặc tình trạng liên quan đến sức khỏe cụ thể nào. Nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh tật hoặc tình trạng liên quan đến sức khỏe nào đó, bạn nên liên hệ ngay với chuyên gia chăm sóc sức khỏe của mình. Vui lòng đọc kỹ tất cả bao bì sản phẩm và tham khảo ý kiến ​​chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi bắt đầu bất kỳ chế độ ăn kiêng, tập thể dục, bổ sung hoặc chương trình dùng thuốc nào.