Chàm da hay còn gọi là chàm sữa ở bé sơ sinh là một bệnh viêm da mạn tính rất khó trong việc điều trị dứt điểm. Sau khi đã được điều trị, bệnh này vẫn có thể tái phát nhiều lần và dẫn đến chàm thể tạng. Bệnh này sẽ thường xảy ra ở trẻ có độ tuổi bé từ 2 tháng đến 2 tuổi. Nhất là trẻ mới sinh đa số có làn da đỏ, hồng hào. Do đó, mẹ cần nắm rõ các thông tin về chàm sữa sẽ giúp bé được điều trị đúng hướng.

Nguyên nhân gây chàm da trẻ em:

Theo các nhà nghiên cứu thì bệnh này là do cơ địa của mỗi bé và là một loại viêm da mãn tính. Tuy chàm da không dễ lây nhưng nó dễ tái đi tái lại nhiều lần và cũng khó trị dứt điểm. Đa số em bé lên 4 tuổi sẽ hết bệnh, hay thời gian điều trị bệnh cho bé từ 2 – 4 tuần là khỏi. Nhưng có một số trường hợp lại không hết.

Nguyên nhân dẫn đến việc bị chàm da trị mãi không khỏi là do:

  • Nguyên nhân gây chàm da trẻ em liên quan đến sự phối hợp của hai yếu tố chính là cơ địa dị ứng và các chất gây dị ứng.
  • Các chất gây dị ứng cho bé có thể là từ những thay đổi trong quá trình chuyển hóa trong và ngoài cơ thể như: thú cưng, bụi bẩn, cách cho trẻ bú, trẻ bị nhiễm khuẩn…
  • Ngoài ra, còn có các yếu tố kích thích và làm chàm da trẻ em nặng thêm gồm có: giặt; thuốc tẩy, vải áo quần, khói thuốc lá, thời tiết hanh khô, nóng ẩm, xà phòng tắm…

Xem thêm yếu tố di truyền và môi trường ảnh hưởng đến chàm da như thế nào:

Dấu hiệu nhận biết chàm sữa trẻ em:

Bệnh chàm da trẻ em phát triển ở trẻ từ 6 tháng tuổi xuất hiện ở trên mặt bé kẻ cả  hai bên má và thậm chí lan ra toàn thân mình, tay chân… Dấu hiệu đầu tiên của chàm da chỉ là những nốt mẩn đỏ, rồi trở thành những mụn nước nhỏ li ti, có màu đỏ, gây nứt da và rịn nước, đóng vảy và sau đó bong tróc vảy làm bé khó chịu.

Ở những vùng da bị lác sữa khi mẹ vô tình chạm vào sẽ cảm giác thấy thô ráp và có các vảy nhỏ li ti, da khô và căng làm bé khó chịu. Ở những mảng da khô và mẩn đỏ này thường xuất hiện trên má và các vùng da bị gập như: cổ, khuỷu tay, mu bàn tay, cổ tay, sau đầu gối, mắt cá chân. Đồng thời, bé cũng có thể gặp thêm các dấu hiệu dị ứng hen suyễn hay viêm mũi.

Khi bị chàm da, bé sẽ rất khó chịu. Hay quấy khóc bú kém và ngủ không ngon giấc. Mẹ để ý các vùng da bị ngứa khiến bé bứt rứt và gãi liên tục và quấy khóc. Điều này dễ làm mụn nước vỡ ra, gây chảy máu. Nếu mẹ không giữ gìn vệ sinh tốt thì những vùng da bị tổn thương có thể dễ dàng bị nhiễm khuẩn nặng hơn và gây khó khăn trong điều trị. Đồng thời để lại sẹo và ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này.

Sabamed mách mẹ cách chăm sóc và điều trị chàm ở trẻ sơ sinh:

  • Đối với các bé bú mẹ, mẹ nên chú ý các thức ăn mẹ ăn: Không ăn chất béo, tanh, cay nóng,… mẹ cần phải cải thiện chế độ ăn uống cho bé thật tốt và đủ chất. Đồng thời mẹ cũng nên hạn chế ăn những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cho con mẹ nhé.
  • Môi trường xung quanh: các mẹ lưu ý không nên thay đổi nhiệt độ phòng quá nhanh điều này sẽ tác động da vô cùng lớn. Thường xuyên chú ý vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là nơi ngủ của trẻ. Đặc biệt, nơi ở của bé cần thông thoáng với độ ẩm cần thiết. Hạn chế cho bé tiếp xúc với thú cưng như chó, mèo.
  • Chọn chất liệu quần áo cho bé: Mẹ cần lựa chọn quần áo có chất liệu vải mềm, vải cotton là thích hợp nhất cho trẻ mặc khi bị chàm da để tránh làm tổn thương cho da. Lưu ý, mẹ không nên cho trẻ mặc các loại quần áo có chất liệu vải sợi tổng hợp hay sợi len sẽ dễ gây cọ xát vào da bé. Tốt nhất mẹ  cần cho trẻ mặc thoáng mát, không mặc quần áo quá chật sẽ gây bí và khiến da bị tổn thương.
  • Chú ý khi tắm cho bé: Vệ sinh sạch sẽ cho bé cũng là cách chữa chàm da. Tuy vậy mẹ không nên tắm quá lâu chỉ tắm cho bé khoảng 5 – 10 phút. Lưu ý thêm cho mẹ là không dùng sữa hoặc xà phòng tắm cho con. Mẹ chỉ nên tắm bằng nước ấm vừa phải và tắm xong lấy khăn mềm lau khô nhẹ nhàng.

Bôi kem dưỡng bảo vệ da cho trẻ:

Vì chàm sữa là bệnh thuộc về cơ địa, không thể chữa dứt điểm, khi trẻ đến tuổi, bệnh mới tự hết. Vì vậy, phụ huynh có thể dùng KEM BẢO VỆ DA TRẺ EM SEBAMED pH5.5 phục hồi hàng rào bảo vệ da, phụ huynh nên bôi nhiều lần trong ngày.

Phụ huynh nên bôi lớp dày trong giai đoạn bệnh bùng phát, khi bệnh đã thoái lui, vẫn duy trì bôi hàng ngày 1-2 lần để giúp da bé khỏe hơn, ngừa tái phát bệnh. Ưu điểm của kem dưỡng ẩm phục hồi hàng rào da là an toàn và dùng được lâu dài cho trẻ sơ sinh.

Hãy sử dụng Kem bảo vệ da cho bé Sebamed pH5.5 được chứng minh lâm sàng có hiệu quả đối với trẻ có làn da dị ứng và làm dịu da nhạy cảm của bé. Kem không để lại lượng dầu nhờn trên da.

Hỗn hợp dưỡng ẩm từ axit hyaluronic và squalene ngăn ngừa khô da và tăng cường lớp vỏ bảo vệ axit của da mặt của bé. Panthenol, Vitamin E và hợp chất lipid chống lại kích ứng do phát ban nước bọt. Kem kết cấu nhẹ không để lại lượng dầu nhờn trên da. Kem bảo vệ da Sebamed không chứa Paraffin / Parabens / Formaldehyde / Dioxan

Xem thêm:
Chăm Sóc Bệnh Chàm Ở Trẻ Em Đúng Cách
Sức khỏe & Đời sống truyền hình trực tuyến với chủ đề “Chàm da trẻ nhỏ – Cách chăm sóc, điều trị & phòng ngừa”

Liên hệ Cty PP Độc Quyền Sebamed tại Việt Nam: Công ty TNHH MTV TM và XNK Kỳ Phong
Địa chỉ: 45 Cửu Long, Phường 2, Quận Tân Bình, TP HCM
Điện thoại: (028) 5427 3110 – 5427 3429; Hotline: 0905 223817